Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kế toán

Rủi ro kiểm toán là gì? Phân loại và các biện pháp giảm thiểu rủi ro

Hoạt động kiểm toán hình thành và phát triển đã trở thành nhu cầu tất yếu trong hoạt động kinh doanh. Trong quá trình kiểm toán, việc đánh giá rủi ro là một bước rất quan trọng để hỗ trợ các công ty xây dựng kế hoạch một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Vậy rủi ro kiểm toán là gì? Có các loại rủi ro kiểm toán nào được sử dụng? Cùng tham khảo chi tiết bài viết ngay sau đây nhé!

Rủi ro kiểm toán là gì?

Rủi ro kiểm toán là gì?

Rủi ro kiểm toán là gì?

Rủi ro kiểm toán là gì? Rủi ro kiểm toán (Audit Risk - AR) là rủi ro trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán có những sai sót, đơn vị kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi đã kiểm toán nhưng vẫn xảy ra các vấn đề nghiêm trọng.

Ví dụ: Trong quá trình đánh giá báo cáo tài chính (BCTC) của một doanh nghiệp A, kiểm toán viên không biết rằng báo cáo này có những sai phạm trọng yếu. Rủi ro kiểm toán xuất phát từ những sai lệch tiềm ẩn trong BCTC mà hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên không phát hiện ra. Đó chính là rủi ro kiểm toán.

Rủi ro kiểm toán là rủi ro trong BCTC đã được kiểm toán có những sai sót

Rủi ro kiểm toán là rủi ro trong BCTC đã được kiểm toán có những sai sót

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán

Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán là gì?

  • Đánh giá khối lượng và cường độ của hoạt động giao dịch (nhiều hay ít, mạnh hay yếu).
  • Xem xét bản chất của các loại giao dịch trong rủi ro kiểm toán (phức tạp, đơn giản hay mới mẻ).
  • Đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên tham gia vào quá trình kiểm soát doanh nghiệp.
  • Xem xét tính hợp lý và hiệu quả của các quy trình và thủ tục kiểm toán.
  • Đánh giá tính khoa học của hệ thống kiểm tra nội bộ trong rủi ro kiểm toán (tối ưu hóa các phương tiện, sử dụng và phân công đúng người, sắp xếp nhân lực trong quá trình kiểm soát).

Phân loại rủi ro trong kiểm toán

Dưới đây là các loại rủi ro trong kiểm toán phổ biến nhất.

Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk - IR)

Đây là sự tồn tại những sai sót chủ yếu trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp có thực hiện kiểm toán hay không thì rủi ro này vẫn tồn tại độc lập. Mỗi một công ty sẽ có rủi ro tiềm tàng khác nhau và loại rủi ro trong kiểm toán này sẽ được cập nhật liên tục trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Rủi ro tiềm tàng chủ yếu đến từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, chẳng hạn như việc tính toán phức tạp có thể sai sót nhiều hơn các tính toán đơn giản, khoản mục tiền thường gặp rủi ro mất cắp hơn các khoản mục khác, những tài khoản bao gồm các giá trị phát sinh từ các ước tính kế toán sẽ có rủi ro sai phạm cao hơn các nghiệp vụ thông thường.

Rủi ro kiểm soát (Control Risk - CR)

Đây là một sự tồn tại sai sót trọng yếu mà kiểm soát viên không phát hiện trong hệ thống nội bộ và ngăn chặn kịp thời loại rủi ro này. Nguyên nhân của rủi ro này thường có nguồn gốc từ việc nhân viên quá chậm hoặc do thay đổi kinh doanh hoạt động về chức năng, nhiệm vụ, lỏng lẻo trong việc sử dụng cũng như quản lý quỹ, mức độ phức tạp của hoạt động kinh tế.

Rủi ro phát hiện (Detection Risk - DR)

Đây là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm toán hoặc chuyên gia kiểm toán không nhận ra được. Nguồn gốc của loại rủi ro này thường là do kiểm toán viên không hiểu rõ bản chất của vấn đề hoặc không có phương pháp kiểm toán phù hợp.

Những mối quan hệ của các loại rủi ro

3 loại rủi ro kiểm toán trên được tính dựa trên công thức tính sau:

AR = IR × CR × DR

Trong đó:

 AR: rủi ro kiểm toán

 IR: rủi ro tiềm tàng

 CR: rủi ro kiểm soát

 DR: rủi ro phát hiện

Theo công thức trên, để giảm thiểu rủi ro kiểm toán (AR) ở mức thấp có thể chấp nhận được thì kiểm toán viên (KTV) có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của thử nghiệm cơ bản. Do đó, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn, đồng thời đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên tình hình của doanh nghiệp, để từ đó xác định rủi ro phát hiện, làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán.

Đánh giá rủi ro kiểm ѕoát

Việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đòi hỏi Kiểm toán viên nhà nước phải xem xét năm thành phần của hệ thống kiểm soát quản lý dự án trên ba cấp độ kiểm soát quản lý dự án, bao gồm:

(i) kiểm soát quyết định là các kiểm soát thiết yếu quyết định sự cần thiết đầu tư dự án của cấp quyết định chủ trương đầu tư và cấp quyết định đầu tư.

(ii) cấp độ kiểm soát trung gian (gián tiếp) là hoạt động kiểm soát của các cơ quan thanh, kiểm tra và kiểm soát của cơ quan cấp vốn.

(iii) kiểm soát trực tiếp là hoạt động kiểm soát việc quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn và các nhà thầu thi công xây dựng.

Trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát, Kiểm toán viên cần xem xét liệu một thủ tục kiểm soát cụ thể có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai lệch trọng yếu hay không, mà không cần phân loại thủ tục đó thuộc thành phần nào trong hệ thống kiểm soát quản lý dự án. Nếu một kiểm soát dự kiến không tồn tại, Kiểm toán viên nên tiến hành phỏng vấn để tìm hiểu xem có thủ tục kiểm soát nào khác có thể thay thế hoặc bổ sung cho những hạn chế này hay không.

Rủi ro tiềm tàng chủ yếu đến từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, chẳng hạn như việc tính toán phức tạp có thể sai sót nhiều hơn các tính toán đơn giản, khoản mục tiền thường gặp rủi ro mất cắp hơn các khoản mục khác, những tài khoản bao gồm các giá trị phát sinh từ các ước tính kế toán sẽ có rủi ro sai phạm cao hơn các nghiệp vụ thông thường

Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không thể bị tác động mà chỉ có thể đánh giá, chúng tồn tại độc lập khách quan với các thử nghiệm kiểm toán.

Kiểm toán viên có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của thử nghiệm cơ bản. Do đó, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn, đồng thời đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên tình hình của doanh nghiệp, để từ đó xác định rủi ro phát hiện, làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán.

Đánh giá rủi ro kiểm soát như thế nào?

Đánh giá rủi ro kiểm soát như thế nào?

>>>Khám phá ngay: Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Khám phá chi tiết

Các biện pháp để giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán

Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình kiểm toán, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây.

  • Thiết kế kế hoạch kiểm toán cẩn thận: Xác định mục tiêu, phạm vi và phương pháp kiểm toán phù hợp. Lập kế hoạch chi tiết về các bước kiểm toán và phân công nhiệm vụ một cách cẩn thận.
  • Xác định rủi ro: Đưa ra đánh giá rủi ro và xác định các nguy cơ có thể xảy ra trong kiểm toán.
  • Kiểm soát nội bộ: Đảm bảo doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt và hiệu quả bao gồm việc thiết lập quy trình và chính sách kiểm soát nội bộ, đào tạo nhân viên và theo dõi quá trình thực hiện các biện pháp kiểm soát.
  • Đào tạo và nâng cao năng lực: Đảm bảo kiểm toán viên và nhân viên liên quan phải có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc kiểm toán hiệu quả. Đưa ra những khóa đào tạo định kỳ và liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
  • Tăng cường giao tiếp: Đảm bảo sự giao tiếp mạch lạc giữa các bên liên quan trong quá trình kiểm toán gồm cả doanh nghiệp, kiểm toán viên và các bên thứ ba. Sự hiểu biết và giao tiếp hiệu quả sẽ giúp xử lý vấn đề kịp thời.

Làm thế nào để có thể giảm rủi ro kiểm toán?

Làm thế nào để có thể giảm rủi ro kiểm toán?

Đối với các doanh nghiệp, việc quản lý tài chính không chỉ quan trọng mà còn là yếu tố quyết định để tránh sai sót và sự cố không mong muốn trong quá trình kiểm toán. Để quản lý tình hình tài chính hợp lý và chuyên nghiệp, thay vì chờ đợi thông tin tổng hợp từ phía kế toán, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng các phần mềm kế toán hiện đại như Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks để nhận được sự hỗ trợ toàn diện:

  • Giám sát tài chính ngay tức thì: Quản lý mua bán, theo dõi doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ, tồn kho, lương, thưởng, thuế, báo cáo tài chính,...
  • Tạo ra hàng trăm báo cáo theo mẫu hoặc được thiết kế và điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp, sao cho phù hợp với mọi ngành nghề.
  • Hỗ trợ tạo và gửi báo giá chuyên nghiệp cho khách hàng nhanh chóng
  • Nắm bắt tức thời và so sánh tình hình tài chính hiện tại với cùng kỳ của một hoặc nhiều năm trước, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá và đưa ra các quyết định chiến lược.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc rủi ro kiểm toán là gì rồi phải không nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho việc kiểm toán hãy liên hệ Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks để được trao đổi.

>>>Khám phá ngay các bài viết liên quan:

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75