Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kinh doanh

[Tham khảo] Hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ

Khấu trừ thuế GTGT là một khái niệm vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng như quản lý thuế. Khi khấu trừ thuế GTGT, kế toán cũng cần quan tâm đến các trường hợp không được khấu trừ thuế để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ Thuế của Doanh nghiệp. Bài viết sau đây xin giới thiệu các trường hợp hạch toán thuế gtgt không được khấu trừ.

Các trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ

Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không được khấu trừ thuế đầu vào, cụ thể là:

  • Hóa đơn GTGT không đúng quy định của pháp luật:
    • Hóa đơn không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, … thì giá thanh toán là giá đã có VAT)
    • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chủ, mã số thuế người bán.
    • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chủ, mã số thuế người mua (trừ trường hợp ủy quyền chi hộ).
    • Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống.
    • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
  • Thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh không chịu thuế GTGT
  • Thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh đồng thời mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Cụ thể:
    • Nếu hạch toán riêng được thì Thuế GTGT dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT thì được khấu trừ, dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ.
    • Nếu không hạch toán riêng được thì thuế được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra.
  • Hóa đơn GTGT có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (chứng từ ngân hàng hoặc các loại chứng từ không dùng tiền mặc khác). Trường hợp có nhiều hóa đơn từ 1 nhà cung cấp với tổng giá trị lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng trong cùng một ngày thì chỉ được khấu trừ các hóa đơn có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, có thêm một số trường hợp sau cũng không được khấu trừ thuế GTGT:

  • Mua TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ trường hợp sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn, dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô, thì chỉ được khấu trừ ở mức giá chưa thuế là 1.6 tỷ đồng (giá trị vượt quá sẽ không được khấu trừ)
  • Hàng hóa bị hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa như xăng, dầu,… thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo định mức hao hụt quy định (giá trị vượt định mức sẽ không được khấu trừ.
  • Tiền thuê nhà cho chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ chức vụ quản lý, hưởng lương tại Việt Nam
  • Kinh doanh hàng hóa xuất khẩu đã có xác nhận của cơ quan hải quan nhưng không có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định cụ thể, không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng (hoặc coi như thanh toán qua ngân hàng) thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Hạch toán thuế gtgt đầu vào không được khấu trừ như nào?

Hạch toán thuế gtgt đầu vào không được khấu trừ như nào?

>>>Khám phá ngay: Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ ghi nhận tài khoản nào?

Theo Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì số thuế GTGT không được khấu trừ thì có thể được hạch toán vào chi phí tính thuế TNDN hoặc vào giá trị nguyên giá của TSCĐ.

Trường hợp hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì không được khấu trừ thuế cũng như tính vào chi phí tính thuế TNDN.

Cách hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ

Trường hợp Thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh đồng thời mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì:

  • Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ ghi
    • Nợ TK 152, 153, 156, 211
    • Nợ TK 133
      • Có TK 111, 112, 331, …
  • Cuối kỳ, khi xác định được thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ theo tỷ lệ thì hạch toán
    • Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)
      • Có TK 133

Các trường hợp không được khấu trừ khác, thay vì ghi nhận Thuế GTGT vào tài khoản 133 thì ghi nhận vào các tài khoản chi phí tính thuế TNDN tương ứng hoặc vào nguyên giá của TSCĐ (TK 211)

Cách hạch toán thuế gtgt không được khấu trừ

Cách hạch toán thuế gtgt không được khấu trừ

>>>Xem thêm: Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo quy định mới nhất 2024

Sự khác biệt giữa thuế GTGT khấu trừ và thuế GTGT không được khấu trừ

Ngược lại với Thuế GTGT không được khấu trừ,  Thuế GTGT được khấu trừ là Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ  dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT đáp ứng các điều kiện sau:

Được khấu trừ

Không được khấu trừ

Có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.

Hóa đơn, chứng từ không đúng quy định của pháp luật.

Hóa đơn trên 20 triệu có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác*.

Các hóa đơn có chứng từ thanh toán qua ngân hàng khi tổng giá trị các hóa đơn trong ngày từ một nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 20 triệu.

Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán hoặc trước ngày 31/12 hàng năm với trường hợp thời điểm thanh toán sớm hơn ngày 31/12 thì vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nếu quá thời hạn trên vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cần điều chỉnh giảm số tiền Thuế GTGT đã khấu trừ, sau đó ghi tăng khi có chứng từ thanh toán.

*Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:

- Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào và hàng hóa dịch vụ bán ra.

- Thanh toán bù trừ công nợ như vay, mượn tiền.

- Thanh toán ủy quyền qua bên thứ 3 thanh toán qua ngân hàng.

Thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản bên thứ 3 mở tại Kho bạc nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

Hóa đơn trên 20 triệu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.

 

Các hóa đơn không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng khi tổng giá trị các hóa đơn trong ngày từ một nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 20 triệu.

Mua TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch khách sạn, dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô thì được khấu trừ toàn bộ.

Mua TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống không thuộc các trường hợp trên thì khấu trừ thuế GTGT tương ứng với giá trị 1,6 tỷ.

Mua TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống không thuộc các trường hợp trên thì giá trị vượt quá 1,6 tỷ không được khấu trừ.

Phần chịu thuế trên hóa đơn có thu phí, lệ phí .

Phần không chịu thuế trên hóa đơn có thu phí, lệ phí .

Khấu trừ theo định mức với các hàng hóa bị hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa.

Phần vượt định mức với các hàng hóa bị hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa.

Sự khác biệt nào giữa thuế GTGT được khấu trừ và không khấu trừ

Sự khác biệt nào giữa thuế GTGT được khấu trừ và không khấu trừ

Việc hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ đóng vai trò quan trọng trong công tác kế toán và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần nắm vững các quy trình và nguyên tắc hạch toán một cách chính xác. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia kế toán và phần mềm quản lý tài chính hiện đại để đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả cho việc hạch toán và quản lý thuế GTGT, hạch toán thuế nhà thầu mới nhất, hạch toán thuế xuất khẩu mới nhất,... hãy khám phá Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks. CrystalBooks sẽ giúp bạn đơn giản hóa công việc kế toán và đảm bảo tuân thủ quy định thuế một cách dễ dàng và chính xác. Đăng ký ngay để trải nghiệm sự tiện lợi và chuyên nghiệp nhé!

>>>Khám phá ngay các bài viết liên quan:

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75