Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kinh doanh

Các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định mới nhất 2025

Các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật trong quá trình lập báo cáo tài chính. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định mới nhất, giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời các quy định và áp dụng đúng trong công tác kế toán.

Chuẩn mực kế toán về tài sản cố định số 03 và số 04

Chuẩn mực TSCĐ hữu hình và vô hình được quy định trong Quyết định 149/2001/QĐ-BTC, gồm các nội dung chính về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định, phân loại, xác định giá trị ban đầu và sau ghi nhận, chi phí phát sinh, khấu hao, thanh lý nhượng bán và cách trình bày trong báo cáo tài chính.

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình khi đáp ứng đủ các yêu cầu:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tÆ°Æ¡ng lai từ việc sá»­ dụng tài sản đó;
  • Nguyên giá của tài sản phải được xác định rõ ràng, đáng tin cậy;
  • Thời gian sá»­ dụng Æ°á»›c tính trên 1 năm;
  • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (30.000.000 triệu đồng)

Tài sản được ghi nhận là tài sản cố định vô hình khi đáp ứng:

  • Tính có thể xác định được: Tài sản cố định vô hình phải có thể phân biệt rõ ràng vá»›i lợi thế thÆ°Æ¡ng mại, có thể bán, cho thuê, trao đổi hoặc mang lại lợi ích kinh tế cụ thể trong tÆ°Æ¡ng lai, kể cả khi tài sản đó phải kết hợp vá»›i các tài sản khác.
  • Khả năng kiểm soát: Doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế từ tài sản đó và ngăn cản người khác tiếp cận lợi ích đó, thường dá»±a trên quyền pháp lý.
  • Lợi ích kinh tế trong tÆ°Æ¡ng lai: bao gồm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc các lợi ích khác phát sinh từ việc sá»­ dụng tài sản.

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

 

Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định được phân loại thành 2 loại là  tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Từng loại tài sản có cách phân loại nhỏ hÆ¡n dá»±a vào tính chất và mục đích sá»­ dụng của từng tài sản.

Tài sản cố định hữu hình:

  • Nhà cá»­a, vật kiến trúc;
  • Máy móc, thiết bị;
  • PhÆ°Æ¡ng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
  • Thiết bị, dụng cụ quản lý;
  • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
  • TSCĐ hữu hình khác.

Tài sản cố định vô hình:

  • Quyền sá»­ dụng đất có thời hạn;
  • Nhãn hiệu hàng hóa;
  • Quyền phát hành;
  • Phần mềm máy vi tính;
  • Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;
  • Bản quyền, bằng sáng chế;
  • Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
  • TSCĐ vô hình Ä‘ang triển khai.

Phân loại tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định

Cách xác định nguyên giá của tài sản cố định

Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được xác định tùy theo các tình huống khác nhau:

Mua mới tài sản cố định

Nguyên giá = Giá mua* + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào tình trạng sẵn sàng sử dụng** - giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế (đi kèm khi mua TSCĐ).

Lưu ý:

*Trường hợp thanh toán theo phương thức trả chậm thì giá mua là giá trả tiền ngay tại thời điểm mua.

*Với TSCĐ là bất động sản thì cần tách giá trị Quyền sử dụng đất (TSCĐ vô hình - là số tiền đã trả để có được quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc theo thỏa thuận của các bên khi góp vốn) và tài sản trên đất (TSCĐ hữu hình).

**Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng bao gồm: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

**Các chi phí phát sinh khác không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng thì không đưa vào nguyên giá.

TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

Nguyên giá  = Giá quyết toán công trình* + Các chi phí khác có liên quan trá»±c tiếp và lệ phí trÆ°á»›c bạ (nếu có).

Lưu ý:

*Trường hợp chưa quyết toán nhưng cần đưa vào sử dụng thì dùng giá tạm tính sau đó điều chỉnh lại khi quyết toán.

TSCĐ hữu hình là thành phẩm tự sản xuất

Nguyên giá = Giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình + Các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - Giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử

TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi

Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về / đem trao đổi +/- Khoản trả thêm hoặc thu về + Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến

Nguyên giá = Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định / giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật + Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp

Nguyên giá = Giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí / doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận / do tổ chức chuyên nghiệp định giá.

TSCĐ do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu, tặng

Nguyên giá = Giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp + Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

TSCĐ vô hình mua dưới hình thức sáp nhập doanh nghiệp

Nguyên giá = Giá trị hợp lý tại ngày sáp nhập.

Lưu ý:

Nếu không có thị trường hoạt động tài ngày sáp nhập thì Nguyên giá là giá mua TSCĐ dưới điều kiện khách quan.

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn

Nguyên giá = Số tiền trả khi nhận đất / giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

Các nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong chuẩn mực kế toán

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC, việc quản lý tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp cần tuân thủ bốn nguyên tắc sau để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài sản:S

  • Má»—i TSCĐ trong doanh nghiệp phải được quản lý bằng má»™t bá»™ hồ sÆ¡ riêng bao gồm biên bản giao nhận, hợp đồng mua bán, hóa Ä‘Æ¡n mua TSCĐ và các chứng từ liên quan khác. Đồng thời phải phân loại, đánh số, lập thẻ tài sản riêng và theo dõi chi tiết trên sổ sách kế toán.
  • Phải quản lý TSCĐ dá»±a trên nguyên giá, hao mòn lÅ©y kế và giá trị còn lại được ghi nhận trong sổ sách kế toán.
    • Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn lÅ©y kế.
  • Hao mòn lÅ©y kế = Tổng giá trị hao mòn tính đến thời Ä‘iểm báo cáo.
  • Các TSCĐ không còn sá»­ dụng và Ä‘ang chờ thanh lý nhÆ°ng chÆ°a hết khấu hao, doanh nghiệp vẫn phải thá»±c hiện quản lý, bảo quản và trích khấu hao theo đúng quy định của Thông tÆ° 45.
  • Các TSCĐ đã khấu hao hết nhÆ°ng vẫn tiếp tục được sá»­ dụng trong hoạt Ä‘á»™ng kinh doanh cần được quản lý nhÆ° những tài sản cố định thông thường.

Quy định về trích khấu hao tài sản cố định

Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định

Về nguyên tắc, tất cả tài sản cố định sau khi ghi tăng đều phải được đưa vào trích khấu hao kể cả đã đưa vào sử dụng hay không. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp doanh nghiệp không phải trích khấu hao TSCĐ như:

  • Tài sản cố định đã được khấu hao hết nhÆ°ng vẫn Ä‘ang trong quá trình sá»­ dụng.
  • Tài sản cố định bị mất trong thời gian sá»­ dụng.
  • Tài sản cố định mà doanh nghiệp chỉ quản lý nhÆ°ng không sở hữu.
  • Tài sản cố định không được ghi vào sổ kế toán của doanh nghiệp.
  • Tài sản cố định phục vụ cho các phúc lợi của người lao Ä‘á»™ng trong doanh nghiệp.
  • Tài sản cố định nhận từ nguồn viện trợ không hoàn lại từ cÆ¡ quan có thẩm quyền, dùng cho nghiên cứu khoa học.
  • Tài sản cố định là quyền sá»­ dụng đất lâu dài, có thu tiền sá»­ dụng đất hoặc có quyền chuyển nhượng hợp pháp.

Đối với tài sản cố định mới (chưa qua sử dụng)

Doanh nghiệp cần căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao cho tài sản cố định.

Quy định về trích khấu hao tài sản cố định

Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định sẽ được xác định theo công thức sau:

Công thức tài sản cố định đã qua sử dụng Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Công thức tài sản cố định đã qua sử dụng Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

>>>Khám phá:

Các phương pháp trích khấu hao

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Doanh nghiệp trích khấu hao theo một mức ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá trị khấu hao hàng tháng = Giá trị khấu hao hàng năm / 12 (tháng)

Trong đó:

Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian khấu hao TSCĐ

Ví dụ:

Doanh nghiệp mua một bộ máy tính giá với nguyên giá 35 triệu vào ngày 27/12/2024 và đưa vào khấu hao trong 6 năm.

Giá trị khấu hao hàng năm = 36.000.000 / 6 = 6.000.000

Giá trị khấu hao hàng tháng = 6.000.000 / 12 = 500.000

Giá trị khấu hao tháng 12 = (500.000 / 31) x 3 = 48.387

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Áp dụng cho các doanh nghiệp mà công nghệ thay đổi liên tục, phát triển nhanh. TSCĐ áp dụng phương pháp này là TSCĐ mới (chưa qua sử dụng) và là máy móc, thiết bị; dụng cụ phục vụ cho việc đo lường, thí nghiệm.

Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao x Hệ số điều chỉnh (1,5 với TSCĐ có thời gian khấu hao dưới 4 năm, 2 với TSCĐ có thời gian khấu hao trên 4 năm.)

Tỷ lệ khấu hao = 1 / Thời gian khấu hao

Khi mức khấu hao hàng năm < mức khấu hao trung bình theo phương pháp đường thẳng thì tính theo phương pháp đường thẳng cho giá trị còn lại.

Ví dụ:

Tháng 12/2024, doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất với tổng chi phí là 600 triệu đồng, dự tính khấu hao trong 6 năm theo phương pháp số dư giảm dần. Quá trình khấu hao thực hiện như sau:

Tỷ lệ khấu hao = ⅙ = 16.7%

Tỷ lệ khấu hao nhanh = 16.7%x2 = 33.4%

Mức trích khấu hao

Số năm

còn lại

Giá trị còn lại đầu năm

Mức trích khấu hao năm

Mức trích khấu hao tháng

Mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Giá trị còn lại cuối năm

[1]

[2]

[3] = [2] x 33.4%

[3] / 12

[2] / [1]

[2] - [3]

6

600.000.000

200.400.000

16.700.000

100.000.000

399.600.000

5

399.600.000

133.466.400

11.122.200

79.920.000

266.133.600

4

266.133.600

88.888.622

7.407.385

66.533.400

177.244.978

3

177.244.978

59.199.823

4.933.319

59.081.659

118.045.155

2*

118.045.155

39.427.082

 

59.022.578

59.022.577

1

59.022.577

 

 

59.022.577

0

*Khi thời gian khấu hao còn lại 2 năm, do Mức khấu hao hàng năm < mức khấu hao trung bình theo PP đường thẳng nên chuyển sang tính khấu hao bằng PP đường thẳng.

Khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Áp dụng cho các loại máy móc, và thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất, thỏa mãn được các điều kiện là xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất được khi sử dụng 100% công suất thiết kế và công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không được thấp hơn 100% công suất thiết kế ban đầu.

Mức trích khấu hao tháng (năm) = Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế trong tháng (năm) x Mức khấu hao bình quân của 1 đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân của 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế.

Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu pháp lý mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài sản, quản lý chi phí và định hướng chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Qua bài viết này của CrystalBook, hy vọng các bạn đã hiểu các nội dung chủ yếu trong chuẩn mực kế toán về tài sản cố định và áp dụng vào công việc kế toán hàng ngày của mình.

>>>Khám phá các bài viết liên quan:

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75