Kiểm toán hoạt động là gì? Khám phá thông tin về kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình lại chiến lược nhằm đảm bảo sự bền vững trong tăng trưởng kinh doanh và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks tìm hiểu rõ hơn về kiểm toán hoạt động là gì? Các phương pháp kiểm toán hoạt động phổ biến hiện nay.
Kiểm toán hoạt động có vai trò như thế nào?
Kiểm toán hoạt động là gì?
Kiểm toán hoạt động (KTHD) là loại hình kiểm toán nhằm để kiểm tra, xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trình quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Từ đó đưa ra đưa ra những kiến nghị cần cải tiến.
Cụ thể:
- Kiểm toán hoạt động sẽ tập trung vào việc xem xét các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế hiện tại có vận hành theo các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực không và có cần phải cải tiến hay không.
- Thông thường, công việc này sẽ do các kiểm toán viên nhà nước đảm nhiệm đối chiếu kết quả thực hiện trước đó của các chương trình, các hoạt động, các đơn vị, các thể chế và các nguồn công quỹ có phù hợp với các tiêu chí đặt ra không.
- Ngoài ra, còn phân tích các nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị sai lệch so với các tiêu chí đó, cũng như những vấn đề khác để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực nhằm đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp.
Kiểm toán hoạt động là gì?
Đặc điểm cơ bản của kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động không chỉ là quá trình kiểm tra thông thường mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động nội bộ và tìm ra phương pháp cải thiện. Dưới đây là các đặc tính cơ bản của kiểm toán hoạt động:
- Tính độc lập và hệ thống, có phạm vi hoạt động rộng: Kiểm toán hoạt động gồm một chuỗi các bước công việc hoặc thủ tục cần thiết phải thực hiện. Các bước hoạt động này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau như: lập kế hoạch kiểm toán, thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan hay phát hành báo cáo kiểm toán, …
- Tính độc lập và tin cậy: Khi thực hiện kiểm toán hoạt động, các kiểm toán viên phải đảm bảo công tác điều tra diễn ra độc lập và không phụ thuộc vào bất kỳ bên nào trong doanh nghiệp. Có như vậy kết quả đưa ra mới được công nhận, tạo sự tin cậy và đảm bảo chính xác, minh bạch. KTHD không chỉ áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh mà còn được triển khai thực hiện cho tất cả chương trình hoặc hoạt động liên quan đến đời sống, kinh tế, xã hội như: lĩnh vực y tế, giao dịch, tiếp thị, môi trường, sản xuất,...
- Tập trung vào hệ thống quản lý và kiểm soát: Kiểm toán hoạt động chú trọng và quan tâm đến việc đánh giá và cải thiện hệ thống quản lý và các hoạt động mà doanh nghiệp đang gặp phải có liên quan đến nguồn lực, vật lực và tài lực của đơn vị.
- Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả: Mục tiêu chính của kiểm toán hoạt động là xác định tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động trong đơn vị. Bằng cách thu thập và đánh giá bằng chứng nhằm đảm bảo các hoạt động được kiểm toán sẽ đem lại giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội cải tiến: Kiểm toán hoạt động không chỉ là phát hiện vấn đề mà còn tạo ra cơ hội để đề xuất cải tiến, đưa ra những đề xuất kiến nghị và giải pháp về các hệ thống quản lý và hoạt động của đơn vị để giúp doanh nghiệp phát triển và tiến bộ trong tương lai.
Lợi ích mà kiểm toán hoạt động mang lại
Từ những nội dung trên bạn sẽ dễ dàng thấy kiểm toán hoạt động có những lợi ích cơ bản dưới đây:
- Xác định rõ những phạm vi cần được cải thiện trong hệ thống quản lý và kiểm soát.
- Đưa ra cảnh báo cho những yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng đến tính kinh tế tài chính, tính hiệu quả và tính linh hoạt của các hoạt động, quy trình.
- Tạo điều kiện cho nhà quản lý tiếp cận thông tin chi tiết, có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển mới và cải tiến trong hoạt động tổ chức và quá trình thực hiện của đơn vị.
- Nâng cao nhận thức về giá trị của đồng tiền trong các phòng ban chưa được kiểm toán, từ đó giúp tối ưu hóa hoạt động toàn bộ đơn vị.
Kiểm toán hoạt động tạo điều kiện cho nhà quản lý tiếp cận thông tin chi tiết, có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển mới và cải tiến trong hoạt động tổ chức
>>>Xem ngay: Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Khám phá chi tiết
Các phương pháp kiểm toán hoạt động phổ biến hiện nay
Có rất nhiều phương pháp kiểm toán hoạt động, trong đó phổ biến có thể kể đến sau đây:
Phương pháp kiểm toán hoạt động chung
Có 2 phương pháp chính để kiểm toán chung gồm:
- Phương pháp định hướng kết quả: Phương pháp này tập trung vào việc đánh giá kết quả thu được từ các hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Kiểm toán viên sẽ dựa vào kết quả này để xác định mục tiêu nội dung và chương trình kiểm toán của kiểm toán hoạt động.
- Phương pháp định hướng vấn đề: Phương pháp này tập trung vào việc nhận định các vấn đề có thể phát sinh trong các hoạt động của đơn vị. Các kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về mức độ các vấn đề của các hoạt động dựa trên quá trình quan sát và phân tích của họ. Sau đó, những nhận định này sẽ là căn cứ để xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán và chương trình kiểm toán,...
Phương pháp kiểm toán hoạt động riêng
Phương pháp kiểm toán hoạt động riêng gồm một loạt các lĩnh vực cùng với các cách thức cụ thể thuộc các chuyên môn nghiệp vụ và các lĩnh vực khoa học khác nhau, được áp dụng trong quá trình kiểm toán hoạt động. Để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả, các hoạt động nghiệp vụ cần được thực hiện để thu thập bằng chứng cần thiết cho việc kiểm toán, từ đó đưa ra nhận định và kết luận chính xác.
Dưới đây là một số phương pháp kiểm toán hoạt động riêng cụ thể:
Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ thu thập dữ liệu
Phương pháp này thường sử dụng trong việc thu thập các dữ liệu KTHD nói chung và KTHD nói riêng:
- Phương pháp kiểm tra tài liệu lưu trữ.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp hội thảo và những buổi chất vấn.
- Phương pháp thử nghiệm hiện trường.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống.
- Phương pháp tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và tư vấn.
Phương pháp kiểm tra tài liệu lưu trữ
Phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ để phân tích dữ liệu
Phương pháp này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích dữ liệu trong quá trình kiểm toán. Các hoạt động này sẽ giúp đưa ra những nhận định và đánh giá chính xác về tình hình thực tế của các hoạt động gồm tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu. Dưới đây là các phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ để phân tích dữ liệu chi tiết:
- Phương pháp mô tả dữ liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp chỉ số.
- Phương pháp hồi quy.
- Phương pháp thực hiện giá trị của đồng tiền được tính theo thời gian.
- Phương pháp tính toán theo chi phí, lợi ích.
Để công ty có định hướng đúng đắn, không xảy ra vấn đề trong quá trình kiểm toán và đảm bảo hồ sơ báo cáo của công ty được trình bày trung thực, hợp lý và phản ánh chính xác vấn đề tài chính của công ty thì việc sử dụng Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
Sử dụng Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks ngoài mang lại những lợi ích thiết thực như nhập chứng từ nhanh hơn, kiểm soát lỗi hạch toán, tính giá tự động thì nó còn đem lại lợi ích trong quá trình kiểm toán như báo cáo tài chính đã được trình bày rõ ràng, minh bạch và dễ dàng kiểm tra lịch sử thay đổi nghiệp vụ ghi nhận chứng từ.
Trên đây là những thông tin về kiểm toán hoạt động và các phương pháp kiểm toán hoạt động được ứng dụng phổ biến hiện nay, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán thì hãy liên hệ Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks để được tư vấn chi tiết nhé!
>>>Khám phá các bài viết liên quan:
- [Tổng hợp] Các loại rủi ro kiểm toán, đánh giá và phân loại 2024
- Kiểm toán tuân thủ là gì? Tất tần tật về kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán nội bộ là gì? Giải đáp thắc mắc về quy trình, thủ tục