Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kế toán

Báo cáo kiểm toán nội bộ - Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Báo cáo kiểm toán nội bộ là tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động và hệ thống kiểm soát nội bộ. Qua quá trình kiểm tra và phân tích, báo cáo kiểm toán nội bộ cung cấp những thông tin cần thiết để ban lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý chiến lược, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Cấu trúc báo cáo kiểm toán nội bộ

Báo cáo kiểm toán nội bộ được kiểm toán viên nội bộ lập sau khi kết thúc quy trình kiểm toán. Báo cáo kiểm toán nội bộ cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Tổng quan về đơn vị
  • Ý kiến kiểm toán
  • Các phát hiện rủi ro trọng yếu
  • Phạm vi công việc
  • Phương pháp thực hiện
  • Kết quả chi tiết

Khi kết thúc quy trình kiểm toán kiểm toán viên sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán nội bộ

Khi kết thúc quy trình kiểm toán kiểm toán viên sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán nội bộ

Thông tin khi làm báo cáo kiểm toán nội bộ

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiểm toán nội bộ của năm trước, trong đó đề cập đến các thông tin như kế hoạch đã đề ra; công việc đã thực hiện; tồn tại, sai phạm đã phát hiện; biện pháp đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm toán nội bộ liên quan và đề xuất hoàn thiện; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

Thời hạn gửi

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm: Kiểm toán nội bộ sẽ căn cứ vào các mục tiêu, chính sách, rủi ro, quy mô của các hoạt động và nguồn lực hiện có để xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Theo quy định tại điều 16, Nghị định 05/2019/NĐ-CP thì báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm phải được gửi trong vòng 60 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

Báo cáo kiểm toán nội bộ đột xuất: Trong một số trường hợp như phát hiện sai phạm nghiêm trọng hoặc nguy cơ rủi ro cao hoặc các tồn tại đã nêu trong báo cáo kiểm toán không được khắc phục kịp thời, kiểm toán nội bộ phải báo cáo ngay cho các đối tượng liên quan.

Gửi cho ai?

Cũng tại Điều 16, Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định phải được gửi cho các đối tượng sau:

Đối với cơ quan nhà nước:

  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Đối với Doanh nghiệp:

  • Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
  • Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

>>>Khám phá ngay: Quy trình kiểm toán nội bộ chi tiết nhất 2024

Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ

Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ không được quy định cụ thể nên mỗi Doanh nghiệp có thể tạo riêng một mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ của mình. Tuy nhiên cần đảm bảo đầy đủ các thông tin và tuân thủ các tiêu chuẩn quan trọng được quy định.

Bạn có thể tham khảo một số mẫu kiểm toán nội bộ sau:

Báo cáo của kiểm toán viên nội bộ

Báo cáo của kiểm toán viên nội bộ

Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ

Mẫu báo cáo kiểm toán nội bộ

DOWLOAD mẫu tại đây: MẪU BÁO CÁO KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Báo cáo kiểm toán nội bộ không chỉ là công cụ đánh giá mà còn là cơ sở để doanh nghiệp cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả hoạt động. Thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ và xây dựng báo cáo chi tiết giúp doanh nghiệp duy trì sự minh bạch, tin cậy và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay.

>>>Xem ngay bài viết liên quan: Kiểm toán nội bộ là gì? Giải đáp thắc mắc về quy trình, thủ tục

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75