Cập nhật mới nhất về các loại thuế ở Việt Nam năm 2024
Các loại thuế ở Việt Nam là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. Thuế cũng là một công cụ để điều tiết nền kinh tế và phân phối lại thu nhập của xã hội. Thu từ những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để đóng thuế theo quy định.
Thuế là gì?
Thuế là một khoản phí bắt buộc hoặc một số loại phí khác nhau áp dụng cho một cá nhân hoặc pháp nhân (người nộp thuế) phải trả cho chính phủ nhằm tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Trong trường hợp không trả tiền, trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
Thuế là gì?
Các loại thuế ở Việt Nam hiện nay
Các loại thuế hiện hành ở Việt Nam, áp dụng cho các cá nhân, pháp nhân cư trú, hoạt động kinh doanh.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước được quy định tại Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 2008 đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đối tượng chịu thuế: kinh doanh dịch vụ, một số sản phẩm, mặt hàng nhập khẩu theo qui định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Đối tượng nộp thuế: đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mỗi mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ chịu thuế một lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi bán ra không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nữa. Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; rượu; bia;…
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng số 2008, là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
-
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
- Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng
Thuế Xuất nhập khẩu
Thuế Xuất nhập khẩu được quy định tại Luật thuế xuất nhập khẩu số 2005, là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
-
Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
- Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu. Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý), mức thuế từ 0% đến 45%
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất từ 32% đến 50% tại mục 1.2 và đối tượng áp dụng thuế suất từ 25% đến 50% tại mục 1.3.
Lưu ý: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân số 2007, là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quy định.
-
Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng tự nhiên.
- Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá qui định của Nhà nước.
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là thuế bảo vệ môi trường được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010. Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:
- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.
- Than đá, bao gồm: Than nâu; Than an-tra-xít (antraxit); Than mỡ; Than đá khác.
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Các loại thuế khác
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn qui định thêm các loại thuế khác nhằm điều tiết và bổ sung vào ngân sách nhà nước cho các việc quản lý thị trường:
-
Thuế trước bạ: là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải, … đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.
- Thuế môn bài: trước đây, gọi là Thuế môn bài, tuy nhiên từ ngày 01/01/2017 theo Luật Phí và lệ phí 2015, Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì Thuế môn bài được thay bằng Lệ phí môn bài.
Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp lệ phí môn bài với mức thu như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp lệ phí môn bài với mức thu như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010. Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Theo đó, Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế ở Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế
Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở những điểm sau:
- Giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế: thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chỉnh các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế, một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước: là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học
- Đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước: góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo công bằng xã hội: thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp cho người nghèo hoặc cung cấp hàng hoá công cộng ra xã hội.
Vai trò của Thuế
Vì sao phải đóng thuế?
Thuế và phí là các khoản mà người dân, pháp nhân có thu nhập sẽ phải đóng và nộp cho nhà nước đã được quy định cụ thể và rõ ràng dưới các văn bản luật. Thông qua việc đóng thuế, người dân đã góp phần hỗ trợ Nhà nước trong các việc quan trọng sau:
- Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: việc nộp thuế giúp Nhà nước có thêm khoản thu để có thể đảm bảo thực hiện các chế độ phúc lợi theo quy định cũng như đầu tư xây dựng các công trình công cộng (điện, đường, trường, trạm…) phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân.
- Điều tiết thu nhập giảm khoảng cách giàu nghèo: việc đóng thuế cũng góp phần giúp cho nhà nước thực hiện công bằng xã hội, cân bằng mức độ giàu nghèo giữa các tầng lớp, góp phần hạn chế sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo.
- Tăng trưởng nền kinh tế đất nước: các khoản thu từ thuế, phí giúp bổ sung vào nguồn ngân sách Nhà nước, từ đó Nhà nước trích ra các khoản kinh phí để có thể hỗ trợ ngược lại cho các cá nhân, doanh nghiệp để có vốn phát triển kinh doanh, góp phần vào việc tăng trưởng chung cho nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, việc thực hiện đầy đủ và hợp pháp việc đóng thuế và phí theo qui định của Nhà nước cũng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi công dân Việt Nam.
Hiểu rõ về các loại thuế ở Việt Nam là điều cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Bằng việc nắm vững các quy định và phương pháp tính thuế, bạn có thể quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro pháp lý.
CrystalBooks hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về hệ thống thuế tại Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phần mềm hỗ trợ công việc kế toán nhanh chóng, chính xác và tiện lợi nhất nhé!