Giải thích chi tiết bảng nguyên lý kế toán 2024
Bảng nguyên lý kế toán không chỉ là công cụ kỹ thuật trong ghi nhận và báo cáo tài chính, mà còn là nền tảng quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý, ra quyết định và tuân thủ pháp luật. Vì vậy, trong bài viết sau, Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks sẽ giải thích chi tiết bảng nguyên lý kế toán 2024 cho bạn.
Khái niệm về nguyên lý kế toán
Trước khi tìm hiểu về nguyên lý kế toán, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về kế toán. Kế toán là quá trình ghi chép, phân tích và báo cáo về các giao dịch tài chính của một tổ chức hoặc cá nhân. Công việc kế toán bao gồm thu thập, phân loại, phân tích và tổng hợp thông tin tài chính để hỗ trợ quản lý ra quyết định kinh doanh và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng nguyên lý kế toán là các nguyên tắc dùng để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động kế toán viên, kiểm toán và tài chính.
Kế toán giúp hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định kinh doanh.
Hệ thống các nguyên lý kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam
Bảng nguyên lý kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam được nhà nước ban hành nhằm hướng dẫn và chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Hệ thống này được thiết lập theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trong hệ thống nguyên lý kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, có tổng cộng 76 tài khoản cấp 1 và không bao gồm các tài khoản ngoài bảng. Tài khoản cấp 1 là những tài khoản tổng hợp, phản ánh các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát.
Các tài khoản kế toán được đặt tên và ký hiệu bằng các chữ số, giúp việc ghi chép và theo dõi các đối tượng kế toán trở nên thuận tiện và đơn giản hơn. Các tài khoản cấp 1 được ký hiệu bằng ba chữ số, với các ký hiệu này có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán.
STT |
Kí hiệu |
Tên gọi |
1 |
111 |
Tiền mặt |
2 |
112 |
Tiền gửi ngân hàng |
3 |
113 |
Tiền đang chuyển |
4 |
131 |
Phải thu đối với khách hàng |
5 |
211 |
Tài sản cố định hữu hình |
Tài khoản kế toán cấp 1
- Chữ số đầu tiên từ trái sang phải biểu thị loại tài khoản.
- Chữ số thứ hai biểu thị nhóm tài khoản trong loại.
- Chữ số thứ ba biểu thị thứ tự tài khoản trong nhóm.
Với ý nghĩa của các chữ số trong ký hiệu của tài khoản kế toán cấp 1 như trên, hệ thống nguyên lý kế toán doanh nghiệp Việt Nam bao gồm 9 loại tài khoản từ loại 1 đến loại 9, phản ánh về tài sản và sự vận động của tài sản thuộc sở hữu của đơn vị.
Mối liên hệ giữa các tài khoản này với báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thể hiện như sau:
LOẠI TÀI KHOẢN |
BÁO CÁO TÀI CHÍNH |
|
Chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán |
||
Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn |
Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn |
Lập phần 1: Tài sản |
Tài khoản loại 3: Nợ phải trả |
Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu |
Lập phần 2: Nguồn vốn |
Tài khoản loại 5,7: Doanh thu và thu nhập khác |
Tài khoản loại 6,8 Chi phí đơn vị sử dụng |
Chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh |
Tài khoản loại 9: Xác định kết quả kinh doanh |
Chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh |
Các tài khoản cấp 2 là tài khoản chi tiết của tài khoản cấp 1, vì vậy các tài khoản chi tiết này phải tuân theo sự phù hợp với tài khoản tổng hợp. Điều này đảm bảo rằng thông tin ghi nhận ở các tài khoản chi tiết sẽ chính xác và nhất quán với thông tin ở tài khoản tổng hợp, tạo điều kiện cho việc theo dõi và quản lý các nghiệp vụ kinh tế một cách hiệu quả.
Áp dụng hệ thống nguyên lý kế toán giúp đảm bảo tính minh bạch của báo cáo tài chính.
Bảng thống kê nguyên lý kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính
SỐ HIỆU TÀI KHOẢN |
TÊN TÀI KHOẢN |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
111 |
Loại - Tài khoản tài sản |
|
1111 |
Tiền mặt |
|
1112 |
Tiền Việt Nam |
|
1113 |
Ngoại tệ |
|
112 |
Vàng tiền tệ |
|
1121 |
Tiền gửi Ngân hàng |
|
1122 |
Tiền Việt Nam |
|
1123 |
Ngoại tệ |
|
113 |
Vàng tiền tệ |
|
1131 |
Tiền đang chuyển |
|
1132 |
Tiền Việt Nam |
|
121 |
Ngoại tệ |
|
1211 |
Chứng khoán kinh doanh |
|
1212 |
Cổ phiếu |
|
1218 |
Trái phiếu |
|
128 |
Chứng khoán và công cụ tài chính khác |
|
1281 |
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn |
|
1282 |
Tiền gửi có kỳ hạn |
|
1283 |
Trái phiếu |
|
1288 |
Cho vay |
|
131 |
Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn |
|
133 |
Phải thu của khách hàng |
|
1331 |
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ |
|
1332 |
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ |
|
136 |
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của TSCĐ |
|
1361 |
Phải thu nội bộ |
|
1362 |
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc |
|
1363 |
Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá |
|
1368 |
Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá |
|
138 |
Phải thu nội bộ khác |
|
1381 |
Phải thu khác |
|
1385 |
Tài sản thiếu chờ xử lý |
|
1388 |
Phải thu về cổ phần hoá |
|
141 |
Phải thu khác |
|
151 |
Tạm ứng |
|
152 |
Hàng mua đang đi đường |
|
153 |
Nguyên liệu, vật liệu |
|
1531 |
Công cụ, dụng cụ |
|
1532 |
Công cụ, dụng cụ |
|
1533 |
Bao bì luân chuyển |
|
1534 |
Đồ dùng cho thuê |
|
154 |
Thiết bị, phụ tùng thay thế |
|
155 |
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang |
|
1551 |
Thành phẩm |
|
1557 |
Thành phẩm nhập kho |
|
156 |
Thành phẩm bất động sản |
|
1561 |
Hàng hóa |
|
1562 |
Giá mua hàng hóa |
|
1567 |
Chi phí thu mua hàng hóa |
|
157 |
Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế về sự lựa chọn này từ đầu năm tài chính và duy trì việc áp dụng nhất quán trong suốt năm tài chính.
Trên đây là những giải thích chi tiết về bảng nguyên lý kế toán mà Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về bảng nguyên lý kế toán và có thể ứng dụng bảng nguyên lý kế toán trong doanh nghiệp hiệu quả.
>>>Khám phá các bài viết liên quan: