Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kế toán

Phân biệt thuế phí và lệ phí? Tìm hiểu điểm giống và khác nhau

Hiểu rõ sự khác biệt giữa thuế, phí và lệ phí giúp các cá nhân và tổ chức tuân thủ đúng quy định pháp luật, đồng thời giúp quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp hiệu quả hơn. Việc phân biệt thuế phí và lệ phí cũng giúp người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

So sánh để phân biệt giữa thuế phí và lệ phí

So sánh để phân biệt giữa thuế phí và lệ phí

Tìm hiểu những điểm giống nhau giữa thuế, phí và lệ phí

Thuế, phí và lệ phí đều là các khoản thu của Nhà nước và có một số điểm giống nhau như sau:

  • Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Cả thuế, phí và lệ phí đều là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, dùng để trang trải các chi phí công cộng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
  • Quy định bởi pháp luật: Việc thu thuế, phí và lệ phí đều được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật như các luật, nghị định, thông tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Tính bắt buộc: Các khoản thu này đều có tính bắt buộc. Các tổ chức, cá nhân liên quan đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • Định kỳ: Việc nộp thuế, phí và lệ phí thường diễn ra định kỳ, tuân thủ theo các mốc thời gian cụ thể được quy định bởi cơ quan thuế hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giống nhau ở điểm nộp thuế, phí và lệ phí thường diễn ra định kỳ

Giống nhau ở điểm nộp thuế, phí và lệ phí thường diễn ra định kỳ

Bảng tiêu chí phân biệt thuế phí và lệ phí

Phân biệt thuế phí và lệ phí thông qua bảng chi tiết các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Thuế

Phí, lệ Phí

Khái niệm

Thuế là khoản nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh theo quy định của các luật liên quan đến quản lý thuế (khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).

 

 

Phí là số tiền mà tổ chức hoặc cá nhân phải chi trả để bù đắp các chi phí và đảm bảo việc cung cấp dịch vụ công khi được cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhận. Các loại phí được quy định trong Danh mục phí, được ban hành cùng với Luật Phí và Lệ phí năm 2015.

 

Lệ phí chính là số tiền cố định mà tổ chức hoặc cá nhân cần phải nộp khi sử dụng các dịch vụ công của cơ quan nhà nước, nhằm hỗ trợ quản lý hành chính của nhà nước. Các loại lệ phí cũng được quy định trong Danh mục lệ phí, đi kèm với Luật Phí và Lệ phí năm 2015.

Vị trí và vai trò

Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tài chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Phí và lệ phí là các khoản thu phụ trong ngân sách nhà nước, phục vụ chủ yếu cho việc bù đắp các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công hoặc thực hiện các công việc quản lý của Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các tổ chức khác.

Văn bản điều chỉnh

Thuế được điều chỉnh chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý, đặc biệt là các luật. Mặc dù được hướng dẫn bởi các nghị định và thông tư, nhưng văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, hay văn bản gốc, vẫn là luật.

 

Ngoài luật quản lý thuế, mỗi loại thuế được quy định bởi một luật thuế riêng như luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 hay luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, luật thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu trong năm 2016 và nhiều luật khác tương ứng với từng loại thuế cụ thể.

Ngoài Luật Phí và lệ phí 2015, các quy định về phí và lệ phí cũng được điều chỉnh thông qua các văn bản pháp luật khác dưới sự quản lý của luật bao gồm nghị quyết, nghị định, thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.

 

Ví dụ: Lệ phí tòa án được quy định trong nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, lệ phí môn bài được quy định trong nghị định 139/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ được quy định trong nghị định 10/2022/NĐ-CP, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nhiều ví dụ khác.

Tính hoàn trả - Đây là

lợi ích của người nộp thuế, phí và lệ phí

Khi nộp thuế, việc hoàn trả không được thực hiện trực tiếp cho người nộp mà được thể hiện gián tiếp thông qua các hoạt động của Nhà nước như xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội.

Lệ phí và phí đều mang lại lợi ích trực tiếp cho tổ chức và cá nhân thông qua các dịch vụ công mà họ sử dụng.

 

Ví dụ: Khi nộp phí khai thác thông tin đất đai, người sử dụng sẽ nhận được các thông tin liên quan đến quy hoạch và tình trạng pháp lý của thửa đất.

Phạm vi áp dụng

Thuế được áp dụng trên toàn quốc và áp dụng cho tất cả các đối tượng chịu thuế, không phân biệt địa lý hành chính.

 

Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với tất cả cá nhân cư trú hoặc không cư trú theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà không phân biệt tỉnh, thành phố.

Có một số loại phí và lệ phí được áp dụng theo phạm vi lãnh thổ cụ thể. Mức thu của chúng được quyết định bởi Hội đồng Nhân dân (HĐND) của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ quan thu

Cơ quan thuế thực hiện việc thuế theo quy định của pháp luật thuế.

Ngoài các loại phí và lệ phí do cơ quan thuế quản lý thu, cơ quan có thẩm quyền thu là các cơ quan cung cấp dịch vụ công, phục vụ cho công việc quản lý nhà nước.

So sánh để phân biệt thuế phí và lệ phí

So sánh để phân biệt thuế phí và lệ phí

Các khoản thuế, phí và lệ phí cần được báo cáo đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật trong các báo cáo thuế, tài chính, phí và lệ phí doanh nghiệp.

Để đảm bảo lập các loại báo cáo này một cách chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks.

Một số tính năng hỗ trợ của phần mềm CrystalBooks:

  • Tự động hóa báo cáo thuế: CrystalBooks giúp doanh nghiệp tự động lập các báo cáo thuế GTGT, TNDN, TNCN theo định kỳ đảm bảo đúng hạn và chính xác theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý hóa đơn điện tử: Phần mềm hỗ trợ quản lý và lưu trữ hóa đơn điện tử giúp việc theo dõi và xuất trình hóa đơn dễ dàng hơn.
  • Báo cáo tài chính: CrystalBooks giúp doanh nghiệp lập báo cáo tài chính hàng năm một cách chi tiết và rõ ràng gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh về báo cáo tài chính.
  • Quản lý các khoản phí và lệ phí: Phần mềm giúp ghi nhận và quản lý các khoản phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp, đảm bảo sự minh bạch và chính xác trong sổ sách kế toán.
  • Lập kế hoạch tài chính: CrystalBooks cung cấp các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách, giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Báo cáo phân tích: Phần mềm cung cấp các báo cáo phân tích tài chính giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính, căn cứ vào đó doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược.

Qua các tiêu chí ở trên, chắc hẳn bạn đã có thể phân biệt thuế phí và lệ phí. Nếu quý bạn đọc có vướng mắc về các loại thuế tại Việt Nam, phí, lệ phí hoặc cần hỗ trợ về giải pháp Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks qua số hotline: 028 3848 9975 để chúng tôi tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.

>>>Khám phá ngay các bài viết liên quan:

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75