Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Thuế

Thuế xuất nhập khẩu là gì? Trường hợp nào được miễn thuế?

Trong hoạt động thương mại quốc tế, thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, sự phát triển của ngành sản xuất và nền kinh tế nói chung. Vậy, thuế xuất nhập khẩu là gì? Trường hợp nào được miễn thuế? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết sau nhé!

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan, là loại thuế gián thu được đánh vào hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Mục đích chính của thuế xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Bảo vệ sản xuất trong nước: Khi hàng hóa nhập khẩu chịu thuế cao, giá thành sẽ tăng lên, khiến người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.
  • Khuyến khích xuất khẩu: Chính phủ có thể giảm hoặc miễn thuế cho một số mặt hàng xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
  • Tăng thu ngân sách nhà nước: Thuế xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần vào việc chi cho các hoạt động công cộng.

Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Mức thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho từng loại hàng hóa sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại hàng hóa: Hàng hóa thiết yếu thường có mức thuế thấp hơn so với hàng hóa xa xỉ.
  • Quốc gia xuất xứ: Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có quan hệ kinh tế tốt với Việt Nam có thể được hưởng mức thuế ưu đãi.
  • Hiệp định thương mại: Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia khác, quy định mức thuế suất ưu đãi cho các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa các nước.

Đối tượng nào cần chịu thuế xuất nhập khẩu?

Tại Điều 2 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành ngày 6/4/2016 có đề cập đến các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu như sau:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

>>>Khám phá ngay: Cập nhật mới nhất về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu 2024

Hàng hóa nào được miễn thuế xuất nhập khẩu?

Tại Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành ngày 6/4/2016 có đề cập đến các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu như sau:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

2. Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

3. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

4. Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.

6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

8. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

10. Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.

11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

12. Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

13. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

14. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

15. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.

16. Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật.

17. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

18. Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.

19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường.

20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.

23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

Nhiều loại hàng hóa được miễn trừ thuế xuất nhập khẩu

Nhiều loại hàng hóa được miễn trừ thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu được tính theo 3 phương pháp chính, tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, bao gồm:

  • Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: Dựa vào phương pháp này, thuế xuất nhập khẩu được xác định theo trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Thuế xuất nhập khẩu = Số lượng hàng hóa x giá trị trên 1 đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu x Thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế

  • Phương pháp tính thuế tuyệt đối: Thuế xuất nhập khẩu được xác định theo lượng hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên mỗi đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế xuất nhập khẩu = Số lượng hàng hóa x Thuế suất tuyệt đối phải nộp trên 1 đơn vị hàng hóa

  • Phương pháp tính thuế hỗn hợp: Phương pháp này áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Thuế xuất nhập khẩu= Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % + Số thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối

>>>Khám phá ngay: Bí kíp hạch toán thuế xuất nhập khẩu chuẩn xác, dễ hiểu

Làm thế nào để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp khi xuất nhập khẩu?

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối mặt với nhiều thách thức trong việc tối ưu hóa lợi nhuận, bao gồm:

  • Quy trình thủ tục phức tạp: Xuất nhập khẩu liên quan đến nhiều giấy tờ, hồ sơ, quy trình thủ tục phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về luật pháp và nghiệp vụ.
  • Chi phí cao: Chi phí vận chuyển, thuế, bảo hiểm, … là những khoản chi phí tốn kém ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Rủi ro cao: Biến động tỷ giá hối đoái, rủi ro thanh toán, rủi ro hàng hóa,… là những rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt.

Để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cần có chiến lược bài bản và áp dụng các giải pháp hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp:

  • Nghiên cứu thị trường.
  • Xây dựng chiến lược giá.
  • Cải tiến hoạt động logistic, xuất nhập khẩu.
  • Nâng cao năng lực quản lý.
  • Ứng dụng phần mềm hỗ trợ kế toán và quản lý kinh doanh  - CrystalBooks.

Sử dụng CrytalBooks để hỗ trợ nghiệp vụ kế toán và quản lý kinh doanh

Sử dụng CrytalBooks để hỗ trợ nghiệp vụ kế toán và quản lý kinh doanh

Phần mềm CrystalBooks là giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách:

  • Giảm tối đa việc nhập chứng từ: CrystalBooks cho phép tự động hóa việc nhập chứng từ từ các phần mềm bán hàng chuyên biệt, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên kế toán.
  • Tự động hóa các quy trình nghiệp vụ: CrystalBooks tự động hóa nhiều quy trình nghiệp vụ thủ công như hạch toán thu chi, thanh toán, đối chiếu ngân hàng,... giúp hạn chế sai sót và tối ưu thời gian.
  • Hỗ trợ báo cáo tức thời: CrystalBooks cung cấp hàng trăm mẫu báo cáo được thiết kế sẵn, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời.
  • Cập nhật liên tục các quy định pháp luật: CrystalBooks được cập nhật liên tục các quy định pháp luật mới nhất về thuế, kế toán,... giúp hạn chế những rắc rối pháp lý về sau.

Ngoài ra, phần mềm còn được tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ quản lý kinh doanh:

  • Cập nhật và theo dõi đơn hàng bán liên tục.
  • In và gửi báo giá cho khách hàng trong thời gian ngắn.
  • Lập nhanh phiếu thu tiền và phát hành hóa đơn điện tử từ đơn hàng bán trong phần mềm khi phát sinh giao dịch.
  • Theo dõi tiến độ công việc và các lần thanh toán của khách hàng.

Phần mềm CrystalBooks có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Phần mềm CrystalBooks có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về thuế xuất nhập khẩu là gì, các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu theo Luật. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng để tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kế toán, kinh doanh với hạn chế sai sót nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm CrystalBooks với đầy đủ tính năng hỗ trợ. Liên hệ ngay cho Phần mềm kế toán CrystalBooks qua số điện thoại: 028.3848.9975 để được đội ngũ chuyên môn giải đáp mọi thắc mắc của bạn miễn phí!

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75