Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp
Từ ngày 01/01/2025, Thông tư 24/2024/TT-BTC được ban hành ngày 17/04/2024 sẽ thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp. Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được quy định trong Phụ lục I đi kèm, hệ thống mới này có những thay đổi gì so với thông tư 107/2027/TT-BTC? Hãy cùng CrystalBooks tìm hiểu trong bài viết sau.
Phân loại và nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản
Điều 5, Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định cụ thể về cách phân loại cũng như các nguyên tắc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp như sau:
- Tài khoản trong bảng được đánh số từ loại 1 đến loại 9, tuân theo nguyên tắc hạch toán kép. Các tài khoản này phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động, làm cơ sở lập báo cáo tài chính.
- Tài khoản ngoài bảng là loại 0 và được hạch toán đơn. Các tài khoản này dùng để phản ánh việc nhận, sử dụng kinh phí và lập báo cáo quyết toán. Tài khoản ngoại bảng cần hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước.
- Các tài khoản liên quan đến kinh phí ngân sách nhà nước (từ 005 đến 011) phải tuân thủ quy định về quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ ngân sách và các yêu cầu quản lý khác .
- Các tài khoản liên quan đến quyết toán kinh phí từ thu phí được khấu trừ, để lại và từ hoạt động nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu quyết toán số đã sử dụng, như tài khoản 012, 013, cũng phải được hạch toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và các yêu cầu quản lý khác về quyết toán các nguồn kinh phí này.
Trong trường hợp một nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trong nước, thu phí được khấu trừ, để lại hoặc từ hoạt động nghiệp vụ phải quyết toán theo mục lục ngân sách nhà nước, kế toán phải hạch toán đồng thời cả các tài khoản trong bảng và các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ ngân sách tương ứng.
- Các nghiệp vụ liên quan đến ngân sách hoặc viện trợ cần hạch toán đồng thời vào tài khoản trong và ngoài bảng theo quy định.
Phân loại hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp
>>> Doanh nghiệp cần biết về chu kỳ kê khai thuế GTGT để tuân thủ đúng hạn.
Khi áp dụng, các đơn vị lựa chọn tài khoản phù hợp với cơ chế tài chính và hoạt động. Được bổ sung tài khoản chi tiết hoặc ngang cấp theo nhu cầu, nhưng phải tuân thủ Luật Kế toán để đảm bảo thống nhất và đầy đủ thông tin báo cáo tài chính.
>>> Quy trình về kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán
Bảng hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp
Bảng hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được quy định trong Phụ lục I, Thông tư 24/2024/TT-BTC quy định rõ số tài khoản, tên và phạm vi áp dụng các tài khoản.
Trong đó:
- Tài khoản loại 1 gồm 5 nhóm tài khoản:
- Nhóm tài khoản tiền
- Nhóm tài khoản đầu tư tài chính;
- Nhóm tài khoản phải thu;
- Nhóm tài khoản hàng tồn kho;
- Nhóm tài khoản hàng dự trữ quốc gia.
- Tài khoản loại 2 gồm 2 nhóm:
- Nhóm tài khoản tài sản cố định.
- Nhóm tài khoản khác.
- Tài khoản loại 3 gồm:
- Nhóm tài khoản phải trả, phải nộp
- Nhận đặt cọc, ký quỹ, ký cược
- Dự phòng phải trả
- Các quỹ phải trả
- Kinh phí
- Tài khoản loại 4 gồm:
- Vốn góp
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế;
- Các quỹ thuộc đơn vị;
- Nguồn kinh phí mang sang năm sau.
- Tài khoản loại 5 gồm các tài khoản theo dõi Doanh thu từ nhiều nguồn khác nhau
- Tài khoản loại 6 gồm các tài khoản chi phí hoạt động, sản xuất, kinh doanh, …
- Tài khoản loại 7 là tài khoản Thu nhập khác
- Tài khoản loại 8 gồm các tài khoản chi phí khác
- Tài khoản loại 9 là tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Cụ thể bảng hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được quy định theo bảng sau:
STT |
Cấp 1 |
Cấp 2, 3 |
Tên tài khoản |
Phạm vi áp dụng |
A |
|
|
CÁC TÀI KHOẢN TRONG BẢNG |
|
|
|
|
LOẠI 1 |
|
1 |
111 |
|
Tiền mặt |
Các đơn vị |
|
|
1111 |
Tiền Việt Nam |
|
|
|
1112 |
Ngoại tệ |
|
2 |
112 |
|
Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc |
|
|
|
1121 |
Tiền Việt Nam |
Các đơn vị |
|
|
1122 |
Ngoại tệ |
|
3 |
113 |
|
Tiền đang chuyển |
Các đơn vị |
4 |
121 |
|
Đầu tư tài chính |
Đơn vị được phép thực hiện hoạt động đầu tư tài chính |
|
|
1211 |
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn |
|
|
|
1212 |
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác |
|
|
|
1218 |
Đầu tư khác |
|
5 |
131 |
|
Phải thu khách hàng |
Đơn vị có phát sinh |
6 |
133 |
|
Thuế GTGT được khấu trừ |
|
|
|
1331 |
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ |
Đơn vị có phát sinh |
|
|
1332 |
Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định |
|
7 |
135 |
|
Phải thu kinh phí được cấp |
Đơn vị có phát sinh |
|
|
1351 |
Phải thu từ ngân sách nhà nước |
|
|
|
1352 |
Phải thu từ nhà tài trợ |
|
|
|
1353 |
Phải thu từ đơn vị kế toán cấp trên |
|
8 |
136 |
|
Phải thu nội bộ đơn vị kế toán |
Đơn vị có phát sinh |
9 |
137 |
|
Phải thu nhận ủy quyền, ủy thác chi trả |
Đơn vị có phát sinh |
|
|
1371 |
Phải thu kinh phí ủy quyền từ ngân sách nhà nước |
|
|
|
1378 |
Phải thu ủy thác, ủy quyền từ đối tượng khác |
|
10 |
138 |
|
Phải thu khác |
Đơn vị có phát sinh |
|
|
1381 |
Tài sản thiếu chờ xử lý |
|
|
|
1382 |
Chi hoạt động liên doanh, liên kết chờ phân bổ |
|
|
|
1383 |
Phải thu phí, lệ phí |
|
|
|
1384 |
Phải thu bán hàng dự trữ quốc gia |
|
|
|
1385 |
Phải thu tiền lãi |
|
|
|
1388 |
Phải thu khác |
|
11 |
141 |
|
Tạm ứng |
Các đơn vị |
|
|
1411 |
Tạm ứng với người lao động |
|
|
|
1412 |
Tạm ứng với đầu mối chi tiêu |
|
12 |
151 |
|
Hàng mua đang đi đường |
Các đơn vị |
13 |
152 |
|
Nguyên liệu, vật liệu |
Các đơn vị |
14 |
153 |
|
Công cụ, dụng cụ |
Các đơn vị |
15 |
154 |
|
Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ dở dang |
Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ |
16 |
155 |
|
Sản phẩm |
Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ |
17 |
156 |
|
Hàng hóa |
Đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ |
18 |
172 |
|
Hàng dự trữ quốc gia |
Đơn vị có phát sinh |
|
|
1721 |
Hàng dự trữ quốc gia đang đi đường |
|
|
|
1722 |
Hàng dự trữ quốc gia trực tiếp bảo quản |
|
Khám phá các bài viết liên quan:
- Phần hành kế toán là gì? Có mấy loại phần hành kế toán
- Kiểm kê là gì?
- Muốn trở thành kế toán giỏi cần những điều kiện gì?