Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Thuế

Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin chi tiết về dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ không hề đơn giản, đòi hỏi người lập phải có trình độ nghiệp vụ toàn diện và nhiều kinh nghiệm. Trong bài viết này, Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks sẽ hướng dẫn bạn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tài liệu tài chính trình bày về các dòng tiền ra và vào của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính, từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Báo cáo này thường được chia thành ba phần chính: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.

Tìm hiểu thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tìm hiểu thông tin về báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dựa vào cơ sở nào để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên các cơ sở sau:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ của kỳ trước
  • Báo cáo về kết quả kinh doanh
  • Báo cáo về tài chính và thuyết minh
  • Các tài liệu kế toán liên quan như sổ kế toán chi tiết các tài khoản tiền, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các tài khoản liên quan, bảng tính khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 113 và 200

Để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 113 và 200 bạn có thể thực hiện theo 2 phương pháp: Trực tiếp và gián tiếp.

 

Hướng dẫn bạn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp liệt kê cụ thể các dòng tiền vào và ra đến từ các hoạt động kinh doanh, tài chính và đầu tư. Báo cáo này chi tiết số tiền thu được từ khách hàng, trả cho nhà cung cấp, trả lương cho nhân viên và các giao dịch khác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp cho doanh nghiệp tham khảo:

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ với mẫu B03- DN bằng phương pháp trực tiếp

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ với mẫu B03- DN bằng phương pháp trực tiếp

 

Chi tiêu

Mã số

Phương pháp lập

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu khác

01

Số tiền thu trong kỳ bao gồm:

  • Tiền thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ, tiền bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản doanh thu khác.
  • Tiền thu từ các khoản nợ phải thu liên quan đến bán hàng phát sinh từ các kỳ trước nhưng mới thu được tiền trong kỳ.
  • Tiền ứng trước của người mua hàng, dịch vụ.

Lưu ý doanh thu không bao gồm tiền thu từ đầu tư.

Xuất số liệu từ sổ TK 111, 112 đối chiếu TK 511, 33311, 131, 121.

2. Tiền doanh nghiệp cần phải chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ

 

02

Số tiền chi đã trả trong kỳ sẽ bao gồm:

  • Tiền thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh.
  • Tiền mà doanh nghiệp sử dụng mua chứng khoán kinh doanh.
  • Tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ.
  • Ứng trước cho người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh.

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112 đối chiếu TK 121, 152, 153, 154, 156, 621, 622, 627, 641, 642, 331.

3. Tiền chi trả cho nhân viên

03

Số tiền doanh nghiệp đã thanh toán hoặc ứng trước cho:

 

  • Lương, tiền công
  • Phụ cấp, tiền thưởng

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112 đối chiếu TK 334.

4. Tiền lãi vay đã thanh toán

04

Số tiền lãi vay doanh nghiệp đã trả trong kỳ bao gồm:

  • Tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và doanh nghiệp trả tiền lãi ngay kỳ này.
  • Tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã được doanh nghiệp trả luôn trong kỳ này.
  • Số tiền lãi vay đã trả trước cho các kỳ sắp tới trong kỳ này.

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 335, 635, 242 và các TK liên quan.

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã thanh toán

05

Số tiền thuế TNDN doanh nghiệp đã nộp trong kỳ bao gồm:

  • Số tiền nộp thuế TNDN của kỳ hiện tại.
  • Số tiền thuế TNDN còn nợ các kỳ trước đã nộp trong kỳ này.
  • Số tiền nộp thuế TNDN trước.

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 3334 (Có TK 111, 112).

6. Các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh

06

Số tiền đã thu được từ các khoản khác trong hoạt động kinh doanh, không bao gồm khoản tiền thu phản ánh ở Mã 01.

 

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112 đối chiếu các TK 711, 133, 141, 244 và các TK khác liên quan trong kỳ báo cáo.

7. Các khoản chi khác cho hoạt động kinh doanh

07

Số tiền đã chi cho các khoản khác, ngoài các khoản chi liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được nêu ở Mã số 02, 03, 04, 05 trong kỳ báo cáo.

 

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 811, 161, 244, 333, 338, 344, 352, 353, 356 và các TK liên quan khác.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

Tổng số tiền thu (Mã 20) bằng tổng các khoản:

 

  • Số tiền thu từ hoạt động kinh doanh (Mã 01)
  • Số tiền đã trả trong kỳ (Mã 02)
  • Số tiền lãi vay đã trả (Mã 03)
  • Số thuế TNDN đã nộp (Mã 04)
  • Số tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã 05)
  • Số tiền chi khác (Mã 06)
  • Số tiền thu khác (Mã 07)

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản cố định khác

21

Số tiền chi cho hoạt động đầu tư, đầu tư tài chính trong kỳ bao gồm:

 

  • Tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình, vô hình, vốn hoá chi phí triển khai TSCĐ vô hình, xây dựng dở dang, BĐS.
  • Chi phí sản xuất thử sau bù trừ thu (nếu chi lớn hơn thu).
  • Tiền trả mua nguyên vật liệu, tài sản phục vụ XDCB chưa sử dụng.
  • Tiền ứng trước cho XDCB chưa nghiệm thu.
  • Tiền trả nợ mua bán liên quan XDCB.

 

Trường hợp chung sản xuất kinh doanh và đầu tư thì không phản ánh ở chỉ tiêu này.

 

Lấy số liệu TK 111,112,113. So sánh TK 3411, 331, 211, 213, 217, 241.

2. Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản cố định khác

22

Số tiền chênh lệch thu - chi từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT và các tài sản dài hạn khác:

 

  • Lấy từ các TK 111, 112, 113.
  • Bên có: TK 711, 5117, 131 (số thu).
  • Bên nợ: TK 632, 811 (số chi).

3. Tiền chi cho việc cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác

23

Số tiền đầu tư tài chính có kỳ hạn trên 3 tháng bao gồm:

 

  • Tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tại ngân hàng.
  • Cho bên khác vay với kỳ hạn trên 3 tháng.
  • Tiền chi của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu, chứng khoán.
  • Chi mua công cụ nợ của đơn vị khác để nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 128, 171.

4. Tiền thu hồi từ việc cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác

24

Số tiền thu từ đầu tư tài chính có kỳ hạn trên 3 tháng bao gồm:

 

  • Tiền rút từ gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tại ngân hàng.
  • Tiền thu của bên mua trong giao dịch mua bán lại trái phiếu, chứng khoán.
  • Tiền thu hồi gốc đã cho vay, gốc trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, công cụ nợ của đơn vị khác.

Lấy từ các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 128, 171.

5. Tiền chi đầu tư vào việc góp vốn vào các đơn vị khác

25

Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền đã chi trong kỳ bao gồm cả trả nợ để đầu tư vốn vào các đơn vị khác, cụ thể:

 

  • Tiền mua cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu.
  • Tiền góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết.

Lấy số liệu từ các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 221, 222, 2281, 331.

6. Tiền thu hồi từ việc đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác

 

26

Số tiền thu từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác trong kỳ báo cáo bao gồm:

 

  • Tiền thu từ bán hoặc thanh lý đầu tư vốn vào đơn vị khác.
  • Tiền thu nợ phải thu từ bán công cụ vốn từ các kỳ trước.

Lấy số liệu từ sổ chi tiết các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 221, 222, 2281, 131.

7. Tiền thu từ lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

Số tiền thu từ các khoản lãi phát sinh liên quan đến đầu tư tài chính trong kỳ bao gồm:

 

  • Lãi tiền gửi, lãi cho vay.
  • Lãi trái phiếu.
  • Cổ tức và lợi nhuận từ đầu tư vốn vào đơn vị khác.

Lấy từ sổ chi tiết các TK 111, 112 đối chiếu TK lãi thuần từ đầu tư tài chính 515.

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

Tổng số tiền thu từ hoạt động đầu tư tài chính (Mã 30) bao gồm:

 

  • Số tiền thu từ đầu tư tài chính có kỳ hạn trên 3 tháng (Mã 21)
  • Số tiền thu từ đầu tư vốn vào các đơn vị khác (Mã 22)
  • Các khoản thu liên quan đến đầu tư tài chính (Mã 23)
  • Thu nhập từ lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi trái phiếu (Mã 24)
  • Cổ tức, lợi nhuận từ đầu tư vốn (Mã 25)
  • Chênh lệch tỷ giá, giá trị tài sản tài chính (Mã 26)
  • Các khoản thu khác (Mã 27)

Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

  1. Tiền thu từ việc phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ chủ sở hữu

31

Số tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu trong kỳ báo cáo bao gồm:

 

  • Đối với công ty cổ phần: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, quyền chọn mua cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi.
  • Không bao gồm tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả.

Lấy từ các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 411.

  1. Tiền trả lại vốn góp cho các cổ đông, mua lại cổ phiếu đã phát hành của doanh nghiệp.

32

Số tiền trả hoàn lại vốn góp của cổ đông trong kỳ báo cáo bao gồm:

 

  • Tiền hoàn lại vốn góp cho cổ đông theo các hình thức.
  • Tiền mua lại cổ phiếu đã phát hành để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ.

 

Lấy từ các TK 111, 112, 113 đối chiếu TK 411, 419.

  1. Tiền thu từ việc đi vay

 

33

Số tiền nhận được từ nguồn vay trong kỳ báo cáo bao gồm:

  • Tiền công ty đi vay từ các tổ chức tín dụng hoặc tài chính.
  • Phát hành trái phiếu thường, chuyển đổi (phản ánh số tiền nhận được).
  • Phát hành cổ phiếu ưu đãi phân loại nợ phải trả (phản ánh số tiền nhận được).
  • Công ty thực hiện việc mua bán lại trái phiếu Chính phủ và giao dịch Repo.

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75