Bí quyết tính thuế cho thuê tài sản đơn giản & chính xác
Thuế cho thuê tài sản là một trong những vấn đề quan trọng mà bất kỳ ai có tài sản cho thuê đều phải đối mặt. Việc tính toán thuế đúng cách không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa lợi nhuận từ việc cho thuê. Bài viết này, phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết để tính thuế cho thuê tài sản một cách đơn giản và chính xác.
Đối tượng nào cần kê khai thuế cho thuê tài sản
Đối tượng phải kê khai thuế cho thuê tài sản là cá nhân có doanh thu, tức thu nhập từ việc cho thuê tài sản, cụ thể từ:
- Cho thuê nhà, cửa hàng, nhà xưởng, mặt bằng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú ngắn/dài hạn như homestay, khách sạn, villa,…
- Cho thuê phương tiện vận tải như ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy móc trong xưởng sản xuất,... nhưng không kèm theo người lái/điều khiển.
- Cho thuê tài sản khác không kèm dịch vụ
Những đối tượng chịu tính thuế phát sinh từ tài sản cho thuê
Lưu ý: Được miễn thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài đối với hoạt động cho thuê tài sản trong các trường hợp cá nhân, hộ gia đình có tổng doanh thu từ cho thuê tài sản trong cả năm dương lịch, tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 và thu nhập dưới 100 triệu đồng kể cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê trong năm.
Hướng dẫn bạn cách tính thuế cho thuê tài sản
Hướng dẫn chi tiết về cách tính thuế môn bài cá nhân cho thuê tài sản
Có ba mức thuế môn bài mà cá nhân cho thuê tài sản phải nộp, bao gồm:
- Doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm: nộp 1.000.000 đồng
- Doanh thu bình quân trên 300 triệu đồng/năm đến 500 triệu đồng/năm: nộp 500.000 đồng
- Doanh thu bình quân trên 100 triệu đồng/năm đến 300 triệu đồng/năm: nộp 300.000 đồng
Trong đó, doanh thu để xác định mức lệ phí môn bài đối với những cá nhân có doanh thu từ việc cho thuê các tài sản sở hữu là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân từ các hợp đồng cho thuê tài sản trong năm tính thuế:
- Trường hợp cá nhân có nhiều hợp đồng cho thuê tại một địa điểm, mức lệ phí môn bài được xác định dựa trên tổng doanh thu từ tất cả các hợp đồng trong năm tính thuế.
- Trường hợp cá nhân cho thuê tại nhiều địa điểm, mức lệ phí môn bài cho từng địa điểm được xác định dựa trên tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của từng địa điểm trong năm tính thuế. Điều này có nghĩa là nếu một địa điểm có nhiều hợp đồng cho thuê, tổng doanh thu từ các hợp đồng đó sẽ được tính chung để xác định lệ phí môn bài.
- Trường hợp hợp đồng cho thuê kéo dài nhiều năm thì đóng lệ phí môn bài tương ứng với số năm khai thuế GTGT và TNCN. Lệ phí môn bài năm đầu tiên của hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ được miễn giảm. Nếu khai nộp thuế GTGT và TNCN cho hợp đồng này một lần thì chỉ nộp lệ phí môn bài 1 lần.
Hướng dẫn cách tính thuế cá nhân khi cho thuê tài sản
Cách tính thuế GTGT và thuế TNCN cho thuê tài sản
Công thức tính thuế GTGT và thuế TNCN mà cá nhân cho thuê tài sản cần nộp như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT × Tỷ lệ thuế GTGT (5%)
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN × Tỷ lệ thuế TNCN (5%)
Trong đó:
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh là tổng số tiền thuế (nếu thuộc diện chịu thuế) của các khoản:
- Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Tiền gia công, hoa hồng, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm hợp pháp.
- Chiết khấu thương mại, thanh toán; trợ giá, khuyến mại, hỗ trợ đạt doanh số.
- Bồi thường vi phạm hợp đồng, khác (chỉ tính vào thuế TNCN).
- Các khoản doanh thu khác hợp pháp mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng, bất kể đã thu tiền hay chưa.
Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN là 5% theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể danh mục ngành nghề dịch vụ và xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu:
- Cho thuê tài sản, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi (trừ dịch vụ lưu trú)
- Cho thuê phương tiện vận tải cùng trang thiết bị máy móc và không kèm theo người điều khiển
- Cho thuê các tài sản khác mà bạn cung cấp không kèm theo dịch vụ
Hướng dẫn bạn cách tính thuế GTGT và thuế TNCN cần phải nộp
Hướng dẫn cá nhân các bước tự kê khai thuế cho thuê tài sản
Thời hạn cá nhân tự kê khai thuế cho thuê tài sản
Khi hợp đồng thuê quy định giá thuê đã bao gồm thuế, cá nhân cho thuê có nghĩa vụ khai và nộp thuế bằng mã số thuế cá nhân. Thời hạn khai thuế được quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
- Theo từng lần thanh toán: Ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kỳ thanh toán.
- Theo năm dương lịch: Ngày 31/01 của năm dương lịch tiếp theo.
Thời hạn cá nhân cần phải kê khai thuế với tài sản cho thuê
Ví dụ: Hợp đồng thuê từ ngày 15/01/2024 đến 14/01/2026 với giá thuê 10 triệu đồng/tháng (đã bao gồm thuế), thanh toán mỗi 3 tháng/lần.
Kỳ kê khai theo lần thanh toán:
- 15/01/2024 - 14/04/2024: Hạn nộp 24/04/2024
- 15/04/2024 - 14/07/2024: Hạn nộp 24/07/2024
Kỳ kê khai theo năm dương lịch:
- Năm 2024: Hạn nộp 31/01/2025
- Năm 2025: Hạn nộp 31/01/2026
- Năm 2026: Hạn nộp 31/01/2027
Nơi nộp hồ sơ khai thuế tại chi cục Thuế nơi mà có bất động sản cho thuê.
Sau khi xác định cơ quan thuế, cá nhân đăng ký mã số thuế cá nhân và tạo tài khoản khai thuế điện tử.
Hướng dẫn kê khai thuế cho thuê tài sản lần đầu
Kỳ kê khai đầu tiên: 15/01/2024 - 14/04/2024
Các bước khai thuế:
- Bước 1: Bạn cần truy cập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn -> Cá nhân -> Đăng nhập tài khoản.
- Bước 2: Bạn chọn Khai thuế -> Khai thuế cho thuê tài sản -> Chọn Tờ khai “01/TTS - Tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản(TT40/2021)” -> Tiếp tục.
- Bước 3: Xác nhận cơ quan thuế -> Chọn “Tờ khai chính thức” -> Hình thức kê khai “Lần thanh toán” -> Điền kỳ khai 15/01/2024 - 14/04/2024.
- Bước 4: Điền thông tin hợp đồng:
- [06a]: Loại Hợp đồng
- [07]: Họ tên bên thuê
- [09], [10]: Loại tài sản (Chọn Bất động sản [09])
- [11]: Số hợp đồng (nếu không có, điền “Không số”)
- [12]: Ngày ký hợp đồng
- [13]: Mục đích sử dụng tài sản
- [15a]: Địa chỉ bất động sản
- [16]: Diện tích sàn
- [17], [18]: Thời hạn hợp đồng (15/01/2024 - 14/01/2026)
- [19]: Giá thuê 1 tháng đã bao gồm thuế.
Hoàn thành kê khai:
Cá nhân kiểm tra doanh thu và số thuế phải nộp, kết xuất tệp XML, nộp tờ khai và sau đó đính kèm hợp đồng và nhập mã kiểm tra, mã OTP.
Khai thuế lần đầu bằng cách truy cập trang thuedientu.gdt.gov.vn
Tự kê khai thuế cho thuê tài sản các kỳ tiếp theo
Việc khai thuế cho các kỳ tiếp theo tương tự như lần đầu, chỉ khác ở một vài điểm. Ở bước 3, bạn cần điền đúng kỳ thanh toán cần kê khai. Trong Phụ lục 01/ĐK-TTS, bạn dán mã hợp đồng đã được cấp vào mục [28].
Lưu ý: Với kê khai thuế cho thuê tài sản các kỳ tiếp theo này, bạn không cần đính kèm hợp đồng trừ khi có thay đổi hoặc phụ lục hợp đồng mới.
Cá nhân tự kê khai thuế cho thuê các tài sản tại các kỳ tiếp theo
Tóm lại, tính thuế cho thuê tài sản không quá phức tạp nếu bạn nắm rõ các loại thuế liên quan và các bước tính toán cơ bản. Bạn hãy luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật để tối ưu hóa lợi nhuận và tránh các rủi ro pháp lý.
Bên cạnh đó, để việc quản lý và báo cáo thuế trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks. Đây là một phần mềm hữu ích giúp bạn tự động tính toán thuế TNCN, VAT và thuế môn bài dựa trên doanh thu cho thuê của bạn, giảm thiểu sai sót do tính toán thủ công. Đồng thời CrystalBooks cho phép bạn lưu trữ và quản lý các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc cho thuê tài sản một cách có hệ thống và an toàn.
Với phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks, việc tính toán và báo cáo thuế cho thuê tài sản trở nên đơn giản và chính xác hơn bao giờ hết. Hãy trải nghiệm để thấy sự tiện lợi và hiệu quả mà phần mềm này mang lại cho công việc của bạn.
Trên đây phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks đã cung cấp thông tin về bí quyết tính thuế cho thuê tài sản đơn giản & chính xác. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được tư vấn hoặc hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 028 3848 9975. Đội ngũ của phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.