Cập nhật mới nhất về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu 2024
Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ thị trường trong nước và tăng thu ngân sách nhà nước. Việc xác định rõ ràng đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong công tác quản lý thuế.
Vì sao cần phải xác định đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu?
Việc xác định đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và mang lại những lợi ích thiết thực sau:
- Bảo đảm công bằng và minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Góp phần điều tiết thị trường xuất nhập khẩu.
- Bảo đảm việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu.
Việc xác định đối tượng chịu thuế đóng vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu được quy định như thế nào?
Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 tại Điều 2, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu bao gồm:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định rõ ràng trong Luật
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu có phải là người nộp thuế, người chịu thuế hay không?
Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế, người chịu thuế là các khái niệm có liên quan mật thiết đến nhau nhưng không phải là một. Có thể hiểu đơn giản, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa chứ không phải người, còn người nộp thuế hay chịu thuế là cá nhân, tổ chức có trách nhiệm kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Ai sẽ là người trực tiếp nộp thuế xuất nhập khẩu?
Cũng trong bộ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, người nộp thuế là ai được đề cập đến tại Điều 3, cụ thể như sau:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Người trực tiếp nộp thuế là cá nhân, chủ thế đại diện doanh nghiệp, tổ chức
>>>Khám phá ngay: Bí kíp hạch toán thuế xuất nhập khẩu chuẩn xác, dễ hiểu
Ứng dụng phần mềm hỗ trợ kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks cho doanh nghiệp
Có thể thấy, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc xuất - nhập số lượng lớn hàng hóa mỗi ngày, mỗi giờ đồng nghĩa với phát sinh vô số giấy tờ và các khoản cần kê khai. Nếu chỉ thực hiện bằng phương pháp thủ công truyền thống thì sai sót do nhầm lẫn, sót thông tin, tính toán sai lệch là điều không thể tránh khỏi. Đó là còn chưa kể đến việc cập nhật chậm trễ các thay đổi về luật, gây ra những rắc rối pháp lý không đáng có.
Do đó, việc tìm kiếm một phần mềm vừa có thể thay thế công việc của kế toán, vừa biết cập nhật thường xuyên các thay đổi về luật trở thành giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp. Đây cũng là chìa khóa giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sử dụng CrystalBooks là giải pháp kế toán và quản lý kinh doanh hữu ích
Phần mềm hỗ trợ kế toán và quản lý kinh doanh mà bài viết muốn nhắc tới đó chính là CrystalBooks. Đây là phần mềm được tích hợp đầy đủ các tính năng kế toán nhờ được phát triển từ Phần mềm Kế toán 1A nổi tiếng và kết hợp các công cụ hỗ trợ quản lý kinh doanh. Sử dụng phần mềm CrystalBooks, doanh nghiệp sẽ được:
- Làm thay các công việc của kế toán, bao gồm hạch toán, báo cáo, kiểm soát thu chi, tồn kho,...
- Không cần phải nhập và tìm kiếm chứng từ nhờ hệ thống tự động cập nhật dữ liệu hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi,...
- Xem hóa đơn, chứng từ gốc ngay trên sổ kế toán trong phần mềm mà không cần mất thời gian tìm kiếm thủ công.
- Chức năng QuickReport cho phép tạo và gửi báo cáo nhanh chóng chỉ bằng một cú click chuột.
- Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ các hoạt động quản lý kinh doanh chuyên nghiệp như cập nhật, theo dõi đơn hàng bán, in, gửi báo giá cho khách hàng, lập phiếu thu tiền, phát hành hóa đơn điện tử, theo dõi tiến độ công việc, số lượng hàng hóa đã giao và các lần thanh toán của khách hàng.
CrystalBooks có thể thay thế toàn diện các hoạt động của kế toán
Vậy, bài viết trên đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là gì cũng như ai sẽ là người nộp khoản thuế này. Đây là hạng mục kế toán quan trọng, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks để tối ưu quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí. Liên hệ ngay cho Phần mềm kế toán CrystalBooks qua số điện thoại: 028.3848.9975 để được tư vấn miễn phí.
>>>Xem thêm: Thuế gián thu là gì? Các loại thuế gián thu tại Việt Nam