Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kế toán

Quy trình kế toán tài sản cố định mới nhất 2024

Quy trình kế toán tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và hạch toán các tài sản giá trị của doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình kế toán tài sản cố định để bạn dễ dàng áp dụng vào thực tế.

Tài sản cố định là gì?

Theo Thông tư 45/2013/ - BTC của Bộ Tài chính, tài sản cố định được định nghĩa là những tài sản có thời gian sử dụng cố định và được khấu hao theo thời gian. Tài sản cố định phải:

  • Sử dụng ít nhất là 1 năm
  • Giá trị từ 30 triệu đồng trở lên
  • Mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai

Tài sản cố định được chia thành các loại sau:

  • Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất như nhà xưởng, thiết bị, máy móc,...
  • Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng mang giá trị kinh tế như quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, thương hiệu,…
  • Tài sản cố định cho thuê tài chính: Là những tài sản mà doanh nghiệp thuê từ các công ty cho thuê tài chính.
  • Tài sản cố định tương tự: Là những tài sản có công dụng và giá trị tương tự nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

Tài sản cố định là gì?

Khái niệm về tài sản cố định là gì?

Quy trình kế toán tài sản cố   trong doanh nghiệp

Quy trình kế toán tài sản cố định (TSCĐ) có vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung chi tiết về quy trình kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp:

Nội dung kế toán TSCĐ

Tài sản cố định được sử dụng và bảo quản ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Vì vậy, phải thực hiện kế toán tài sản cố định để phản ánh và kiểm tra tài sản cố định. Nội dung kế toán tài sản cố định bao gồm:

  • Thu thập và lập các chứng từ ban đầu liên quan đến tài sản cố định của doanh nghiệp, các chứng từ là:
    • Biên bản giao nhận TSCĐ: Được lập để xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được tặng, biếu,...được sử dụng tại đơn vị. Ngoài ra, biên bản cũng được sử dụng khi tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác.
    • Biên bản thanh lý TSCĐ: Được lập để xác nhận việc bán các tài sản cố định khi những tài sản này không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp (có thể do hư hỏng, lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp).
    • Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL hoàn thành: Được lập để xác nhận việc bàn giao tài sản cố định sau khi hoàn thành sửa chữa.
    • Biên bản kiểm kê TSCĐ: Được lập để xác nhận số lượng và giá trị tài sản cố định doanh nghiệp đang có để đối chiếu với sổ kế toán.
    • Biên bản đánh giá lại TSCĐ: Được lập để xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định, là căn cứ để ghi sổ kế toán hoặc các tài liệu liên quan đến sự chênh lệch giá trị do đánh giá lại tài sản cố định.

Kế toán tài sản cố định gồm các nội dung khác nhau

Kế toán tài sản cố định gồm các nội dung khác nhau

Thực hiện kế toán tài sản cố định tại:

  • Nơi sử dụng, bảo quản: nhằm xác định rõ trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận trong việc sử dụng và bảo quản tài sản. Các phòng ban, phân xưởng sẽ sử dụng “sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tài sản cố định trong phạm vi đơn vị của mình.
  • Bộ phận kế toán: để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn tài sản cố định. Bộ phận kế toán sẽ sử dụng “thẻ TSCĐ”, “sổ TSCĐ” toàn doanh nghiệp

Tham khảo:

Tăng/ giảm kế toán tài sản cố định

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguyên tắc kế toán tài sản cố định được quy định như sau:

Kế toán tăng TSCĐ

Gồm các trường hợp sau:

  • Nhận vốn góp
    • Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
    • Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Mua sắm

Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa cùng với quyền sử dụng đất. Có 2 cách:

Cách 1:

  • Nợ TK 2111 - TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 2113 - TSCĐ vô hình
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có các TK 111, 112, 331,…

Cách 2:

  • Nợ TK 2111 - TSCĐ hữu hình + Thuế GTGT
  • Nợ TK 2113 - TSCĐ vô hình + Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 331,...

Mua TSCĐ trả tiền ngay. Có 2 cách:

Cách 1:

  • Nợ TK 211 - TSCĐ
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 331,...

Cách 2:

  • Nợ TK 211 - TSCĐ + Thuế GTGT
  • Có các TK 111, 112, 331,...

Mua TSCĐ theo hình thức trả góp, trả chậm. Có 2 cách:

Cách 1:

  • Nợ TK 211 - TSCĐ
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
  • Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
  • Có các TK 111, 112, 331

Cách 2:

  • Nợ TK 211 - TSCĐ + Thuế GTGT
  • Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
  • Có các TK 111, 112, 331

Nhận tài trợ, biếu, tặng

  • Nợ TK 211 - TSCĐ
  • Có TK 711 - Thu nhập khác

Tự sản xuất

  • Nợ TK 211 - TSCĐ
  • Có TK 155 - Thành phẩm
  • Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Mua dưới hình thức trao đổi

  • Trao đổi với TSCĐ có giá trị tương tự
    • Nợ TK 211 - TSCĐ (giá trị TSCĐ nhận về)
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Có TK 211 - TSCĐ (giá trị TSCĐ đưa đi)
  • Trao đổi với TSCĐ có giá trị không tương tự

                        Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi

  • Nợ TK 811 - Chi phí khác
  • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
  • Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
  • Có TK 211 - TSCĐ
  • Có TK 711- Thu nhập khác
  • Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Khi nhận được TSCĐ do trao đổi

  • Nợ TK 211 - TSCĐ
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Doanh nghiệp thu thêm tiền (do giá trị TSCĐ đưa đi lớn hơn nhận được)

  • Nợ các TK 111, 112
  • Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Doanh nghiệp trả thêm tiền (do giá trị TSCĐ đưa đi nhỏ hơn nhận được)

  • Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
  • Có các TK 111, 112,…
  • Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành
    • Được hạch toán như trên hệ thống sổ kế toán
      • Nợ TK 2111 - TSCĐ hữu hình
      • Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
    • Không được hạch toán như trên hệ thống sổ kế toán
      • Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 213
      • Có TK 136 - Phải thu nội bộ
      • Có các TK 331, 333,…

Nếu có sự chênh lệch giữa giá tạm tính và giá quyết toán, cần phải điều chỉnh nguyên giá TSCĐ

  • Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ
    • Nợ TK 2111 - TSCĐ hữu hình
    • Có các TK liên quan
  • Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ
    • Nợ TK 138 - Phải thu khác
    • Có TK 211 - TSCĐ
  • Hình thành từ nội bộ doanh nghiệp

Trong giai đoạn triển khai

Nếu chi phí phát sinh thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

  • Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,…

Nếu chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

  • Nợ các TK 242, 642
  • Có các TK 111, 112, 152, 153,331,…
  • Kết quả triển khai

Nếu kết quả triển khai thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

  • Nợ TK 2113 - TSCĐ vô hình
  • Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nếu kết quả triển khai không thỏa mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ vô hình

  • Nợ các TK 242, 642
  • Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Kế toán giảm TSCĐ

Gồm các trường hợp sau:

  • Nhượng, bán
    • TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh. Có 2 cách:

Cách 1:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,...
  • Có TK 711 - Thu nhập khác
  • Có TK 3331 - Thuế GTGT

Cách 2:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,...
  • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
  • Nợ TK 811 - Chi phí khác
  • Có TK 711 - Thu nhập khác + Thuế GTGT
  • Có TK 211 - TSCĐ
    • TSCĐ dùng vào các dự án
      • Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
      • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
      • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
    • TSCĐ dùng vào phúc lợi, văn hóa
    • Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
    • Thanh lý: Cần thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng thủ tục và trình tự được quy định trong chế độ quản lý tài chính, ngoài ra cần phải lập biên bản thanh lý TSCĐ. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản giao cho bộ phận sử dụng TSCĐ, 1 bản gửi cho phòng kế toán.
    • Góp vốn vào công ty con hoặc công ty liên kết, liên doanh
      • Nợ các TK 221, 222
      • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
      • Nợ TK 811 - Chi phí khác
      • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
      • Có TK 711 - Thu nhập khác
    • Phát hiện thừa, thiếu
      • Phát hiện thừa

Nếu TSCĐ phát hiện thừa do chưa ghi sổ:

  • Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
  • Có các TK 241, 331, 338, 411,…

Nếu TSCĐ phát hiện thừa đang được sử dụng:

  • Nợ các TK Chi phí sản xuất kinh doanh
  • Nợ TK 3533
  • Nợ TK 466
  • Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Nếu TSCĐ phát hiện thừa thuộc sở hữu của doanh nghiệp khác: báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết hoặc báo cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.

  • Phát hiện thiếu

Doanh nghiệp đã xác định được nguyên nhân, quyết định xử lý ngay:

  • Nếu TSCĐ phát hiện thiếu dùng vào sản xuất kinh doanh
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Nợ các TK 111, 112, 334, 138
    • Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
    • Nợ TK 811 - Chi phí khác
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
  • Nếu TSCĐ phát hiện thiếu dùng vào các hoạt động sự nghiệp, dự án
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình

Doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân, đang chờ xử lý:

  • Nếu TSCĐ phát hiện thiếu dùng vào sản xuất kinh doanh
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Nợ TK 138 - Phải thu khác
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình

Khi có quyết định xử lý

  • Nợ các TK 111, 112
  • Nợ TK 138 - Phải thu khác
  • Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
  • Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Nợ TK 811 - Chi phí khác
  • Có TK 138 - Phải thu khác
  • Nếu TSCĐ phát hiện thiếu dùng vào dự án
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
    • Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
    • Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Khi có quyết định xử lý

  • Nợ các TK 111, 334,…
  • Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
  • Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
  • Có TK 333, 461,…
  • Nếu TSCĐ phát hiện thiếu dùng vào phúc lợi, văn hóa
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Nợ TK 3533
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình

Khi có quyết định xử lý

  • Nợ các TK 111, 334,…
  • Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
  • TSCĐ không đủ điều tiêu chuẩn dùng cho sản xuất kinh doanh phải chuyển thành công cụ, dụng cụ
    • Nợ các TK 623, 627, 641, 642
    • Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
    • Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
    • Có TK 211 - TSCĐ hữu hình

Kế toán khấu hao TSCĐ

Đến cuối mỗi kỳ, bộ phận kế toán phải ghi nhận khấu hao TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng:

  • Nợ TK 154 - Bộ phận sản xuất
  • Nợ TK 6421 - Bộ phận bán hàng
  • Nợ TK 6422 - Bộ phận quản lý
  • Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
  • Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
  • Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 2141
  • Có TK 2142, 2143, 2147

Lưu ý: Chỉ kế toán khấu hao đến khi giá trị trích khấu hao bằng nguyên giá (TK 211)

Sơ đồ hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133

Sơ đồ hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định theo thông tư 133

Sơ đồ hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định theo thông tư 200

Sơ đồ hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định theo thông tư 200

Kế toán sửa chữa, nâng cấp kế toán tài sản cố định

Kế toán sửa chữa tài sản cố định

  • Đối với tài sản cố định không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá
    • Bộ phận sử dụng tài sản tự thực hiện sửa chữa

Khi phát sinh chi phí sửa chữa

  • Nợ TK 241 - Chi phí xây dựng dở dang
  • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 112, 152, 214….

Khi sửa chữa hoàn thành

  • Nếu chi phí sửa chữa nhỏ
    • Nợ TK 627, 641, 642
    • Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
  • Nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ
    • Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
    • Có TK 241
  • Nếu chi phí sửa chữa lớn, cần phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh định kỳ
    • Nợ TK 627, 641, 642
    • Có TK 242 - Chi phí trả trước
  • Bộ phận phụ thực hiện sửa chữa
    • Nếu chi phí không được tập hợp cho bộ phận phụ: thực hiện hạch toán như trường hợp bộ phận sử dụng tài sản tự thực hiện sửa chữa
    • Nếu chi phí được tập hợp cho bộ phận phụ:

Khi phát sinh chi phí sửa chữa

  • Nợ TK 621, 622, 627
  • Có TK 111, 152, 153, 154,…

                                    Kết chuyển chi phí cho bộ phận sản xuất phụ vào cuối kỳ

  • Nợ TK 154 - Chi tiết bộ phận sản xuất phụ
  • Có TK 621, 622, 627

                                    Bàn giao cho bộ phận sử dụng

                                    Nếu chi phí sửa chữa nhỏ

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ

  • Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
  • Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nếu chi phí sửa chữa lớn, cần phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh định kỳ

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 242 - Chi phí trả trước
  • Thuê ngoài thực hiện sửa chữa
    • Nợ TK 627, 641, 642, 242 - Chi phí sửa chữa
    • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
    • Có TK 111, 331 - Tổng tiền phải thanh toán cho đơn vị sửa chữa
  • Đối với TSCĐ sửa chữa định kỳ
    • Đã lên kế hoạch và dự toán chi phí từ đầu năm
      • Trước khi bắt đầu sửa chữa TSCĐ
        • Nợ TK 627, 641, 642
        • Có TK 352 - Dự phòng phải trả
      • Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ
        • Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định
        • Có TK 111, 152, 153, 214
      • Khi sửa chữa TSCĐ hoàn thành
        • Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
        • Có TK 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định
      • Thực hiện điều chỉnh sự chênh lệch giữa chi phí phát sinh thực tế và chi phí dự phòng

Nếu chi phí thực tế cao hơn kế hoạch

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 352 (3524) - Dự phòng phải trả

Nếu chi phí thực tế thấp hơn kế hoạch

  • Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
  • Có TK 627, 641, 711 - Thu nhập khác
  • Chưa lên kế hoạch và dự toán chi phí: thực hiện hạch toán như phần TSCĐ không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá

Kế toán nâng cấp TSCĐ

  • Khi phát sinh chi phí nâng cấp TSCĐ
    • Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
    • Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
    • Có TK 111, 152, 331, 334…
  • Khi hoàn thành nâng cấp TSCĐ
    • Nợ TK 211 - TSCĐ
    • Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Sơ đồ quy trình kế toán tài sản cố định

Sơ đồ quy trình kế toán tài sản cố định

Nghiệp vụ kiểm kê tài sản cố định cuối năm 

Vào cuối năm tài chính, khi có yêu cầu từ Ban lãnh đạo công ty hoặc các bộ phận liên quan, bộ phận kế toán sẽ thực hiện các công việc kiểm kê tài sản cố định để đánh giá tình trạng tài và đảm bảo tính chính xác của quy trình kế toán tài sản cố định. Hiện CrystalBooks có cung cấp dịch vụ kiểm kê kế toán tài sản cố định cuối năm, quy trình làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Quy trình kiểm kê TSCĐ thường bao gồm các bước sau đây:

  • Thành lập Hội đồng Kiểm kê: Hội đồng kiểm kê bao gồm các thành viên như kế toán TSCĐ, trưởng bộ phận sử dụng tài sản, kế toán trưởng hoặc giám đốc,...Các thành viên này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát quá trình kiểm kê.
  • Tiến hành kiểm kê: Vào cuối năm tài chính, hội đồng kiểm kê thực hiện việc kiểm tra số lượng và tình trạng sử dụng của từng TSCĐ. Đảm bảo kiểm kê tài sản đúng chủ sở hữu và không bao gồm tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
  • Tổng hợp kết quả kiểm kê và so sánh với sổ sách kế toán: Sau khi hoàn thành việc kiểm kê, hội đồng kiểm kê sẽ tiến hành phân tích số liệu kiểm kê của bộ phận liên quan, và so sánh với sổ sách kế toán. Cần đánh giá các nội cơ bản như:
    • Chênh lệch số lượng, giá trị giữa kiểm kê thực tế và số liệu sổ sách
    • Các tài sản cần sửa chữa, nâng cấp, điều chuyển nội bộ
    • Các tài sản cần thanh lý, khấu hao
  • Đưa ra quyết định xử lý: Trưởng ban kiểm kê đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết:
    • Xử lý chênh lệch số liệu
    • Lập kế hoạch sửa chữa, bảo trì
    • Cập nhật tài sản cần khấu hao, thanh lý

Quy trình kế toán tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát, bảo trì, và khấu hao tài sản của doanh nghiệp. Việc tuân thủ quy trình này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác trong báo cáo tài chính, mà còn giúp phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến tài sản cố định, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý.

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75