Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kinh doanh

[Chi tiết] Hạch toán thuế xuất khẩu mới nhất

Khi làm việc trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc hiểu biết và tính toán số thuế xuất khẩu phải nộp là điều vô cùng cần thiết cho kế toán. Phần mềm kế toán và quản trị kinh doanh CrystalBooks xin giới thiệu với bạn sơ lược về các khái niệm cũng như cách hạch toán thuế Xuất khẩu qua bài viết dưới đây.

Thuế xuất khẩu là gì?

Tương tự như Thuế nhập khẩu, Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào các mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.

Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế xuất khẩu

Theo điều 2, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các mặt hàng sau đây chịu thuế xuất khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu của Doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu.

Tuy nhiên, các mặt hàng sau đây không phải chịu thuế xuất khẩu:

  • Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
  • Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa xuất từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
  • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Theo điều 3, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các đối tượng sau đây phải nộp thuế xuất khẩu:

  • Chủ hàng hóa xuất khẩu
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu
  • Người xuất cảnh có hàng hóa xuất khẩu gửi nhận hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt Nam
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế như đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế; người được ủy quyền khi hàng hóa là quà biếu tặng cá nhân hoặc hàng lý gửi trước, gửi sau; chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền;
  • Thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng xuất khẩu tại chợ biên giới theo quy định.
  • Người có hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi sang đối tượng chịu thuế theo quy định.

Các đối tượng phải hạch toán thuế xuất khẩu

Các đối tượng phải hạch toán thuế xuất khẩu

>>> Tìm hiểu cách hạch toán kế toán bán hàng để tránh sai sót.

Cách tính thuế xuất khẩu

Thời điểm tính thuế xuất khẩu:

  • Được quy định tại điều 8, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

  • Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được quy định tại Điều 25 Luật Hải quan 2014 là thời điểm hàng hóa được tập kết tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 4h hoặc chậm nhất 2h nếu hàng hóa gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:

  • Được quy định tại Điều 9, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 là khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo Luật Hải quan. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng được áp dụng chế độ ưu tiên theo Luật hải quan thì thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 10 của tháng tiếp theo.
  • Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được nộp sau nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và phải nộp tiền chậm nộp.

Thuế xuất khẩu được tính theo các phương pháp sau:

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Là phương pháp xác định thuế theo tỷ lệ % của giá trị hàng hóa xuất khẩu. Thuế suất theo tỷ lệ % được quy định tại biểu thuế xuất khẩu, trường hợp hàng hóa xuất khẩu qua các nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi với Việt Nam thì thực hiện theo thỏa thuận.

Thuế xuất khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x Trị giá thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất

Trong đó:

  • Số lượng hàng hóa thực tế = Số lượng hàng ghi trong Tờ khai hải quan.
  • Trị giá thuế trên mỗi đơn vị = Giá tính thuế từng mặt hàng x Tỷ giá tính thuế
  • Tỷ giá tính thuế được xác định là tỷ giá mua vào tại thời điểm cuối ngày theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính – Ngân hàng Vietcombank vào Thứ 6 của tuần trước liền kề, nếu là ngày lễ thì lấy ngày trước liền kề.
  • Giá tính thuế từng mặt hàng là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng (không bao gồm phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế hay FOB). Nếu sử dụng giá CIF thì phải trừ Phí bảo hiểm và Phí vận chuyển. Trường hợp giá này quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu thì áp dụng giá do nhà nước quy định.

>>> Tìm hiểu ngay hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ để tránh sai sót.

Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Là phương pháp ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.

Trong đó:

  • Số lượng hàng hóa thực tế = Số lượng hàng ghi trong Tờ khai hải quan.
  • Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị được quy định tại biểu thuế xuất khẩu.

>>>Xem ngay: Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Là phương pháp áp dụng đồng thời cả 2 phương pháp tỷ lệ % và tính thuế tuyệt đối.

Thuế xuất khẩu phải nộp = Thuế phải nộp tính theo phương pháp tuyệt đối + Thuế phải nộp tính theo tỷ lệ %.

Cách tính thuế xuất khẩu dựa trên 3 phương pháp: tỷ lệ phần trăm, tuyệt đối và hỗn hợp

Cách tính thuế xuất khẩu dựa trên 3 phương pháp: tỷ lệ phần trăm, tuyệt đối và hỗn hợp

>>>Khám phá ngay: Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo quy định mới nhất 2024

Hướng dẫn hạch toán thuế xuất khẩu chi tiết

Khi có tờ khai hải quan chính thức về hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp xác định doanh thu và số thuế xuất khẩu phải nộp để hạch toán

  • Nợ TK 131 – Tổng giá trị hàng hóa bên mua phải thanh toán
  • Có TK 511 – Doanh thu xuất khẩu hàng hóa
  • Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu phải nộp

Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào Ngân sách Nhà nước

  • Nợ TK 3333 – Thuế xuất khẩu phải nộp
  • Có TK 111, 112

Thời gian tính thuế và hạn nộp thuế xuất khẩu

Trong hoạt động xuất khẩu, việc xác định đúng thời điểm tính thuế và thực hiện nộp thuế đúng hạn là yếu tố bắt buộc để hàng hóa được thông quan thuận lợi. Dưới đây là những thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật, tránh rủi ro về thuế.

Thời điểm tính thuế xuất khẩu

Thời điểm xác định thuế xuất khẩu là khi doanh nghiệp hoặc tổ chức được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai hải quan. Việc này chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa đã được đưa đến địa điểm theo thông báo của người khai hải quan.

  • Trong trường hợp sử dụng phương tiện vận tải thông thường, tờ khai phải được đăng ký muộn nhất là 4 tiếng trước khi phương tiện rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

  • Đối với hình thức chuyển phát nhanh, thời hạn này rút ngắn còn 2 tiếng trước khi phương tiện xuất cảnh.

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu

Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế xuất khẩu ngay sau khi hoàn tất đăng ký tờ khai hải quan và phải hoàn tất trước khi hàng hóa được thông quan. Nói cách khác, nếu chưa nộp thuế, hàng sẽ không được phép xuất khẩu.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể xác định được ngay số thuế phải nộp. Một số tình huống đặc biệt có thể xảy ra:

  • Hàng hóa cần giám định để tính thuế: Khi chưa có kết quả giám định, doanh nghiệp sẽ tạm nộp theo mức thuế khai báo ban đầu. Sau khi có kết luận chính thức:

                 + Nếu số thuế thực tế cao hơn mức tạm nộp, doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu.

                 + Ngược lại, nếu đã nộp dư, phần thừa sẽ được trừ vào các kỳ nộp thuế sau hoặc được hoàn lại theo đúng quy trình pháp luật.

  • Hàng chưa xác định được giá tại thời điểm khai báo: Cách xử lý cũng giống như đối với hàng phải giám định – tạm nộp trước, điều chỉnh sau khi xác định được giá chính thức.

Lưu ý quan trọng:

Trong trường hợp doanh nghiệp chưa thể nộp thuế xuất khẩu ngay nhưng muốn hàng hóa được thông quan, cần có bảo lãnh thuế từ tổ chức tín dụng. Thời gian bảo lãnh tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Nếu đến hạn mà thuế vẫn chưa được nộp, tổ chức tín dụng sẽ phải đứng ra nộp thay.

Tuy nhiên, khoản thuế chưa nộp đó sẽ bị tính lãi chậm nộp là 0,03% mỗi ngày, tính từ ngày hàng hóa được thông quan cho đến ngày thực tế nộp đủ thuế (theo Khoản 2, Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14).

Lưu ý những trường hợp xảy ra khi thanh toán hàng xuất khẩu

Khi giao dịch xuất khẩu, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương thức thanh toán tùy theo thỏa thuận với đối tác. Các hình thức này có thể là nhận toàn bộ tiền trước khi giao hàng, giao hàng trước rồi thu tiền sau, hoặc nhận một phần tiền đặt cọc và phần còn lại được thanh toán sau. Ngoài ra, cũng có trường hợp thanh toán được thực hiện đồng thời tại thời điểm xuất hàng.

Tương tự như các giao dịch trong nước, các phương án thanh toán trong xuất khẩu có thể bao gồm:

  • Thanh toán toàn bộ trước khi hàng được gửi đi.

  • Giao hàng trước và thu tiền sau, sau khi khách nhận được lô hàng.

  • Nhận trước một phần tiền, phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao hàng.

  • Tiến hành thanh toán đồng thời với thời điểm xuất khẩu.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính và hạch toán thuế Xuất khẩu. Hy vọng bài viết của Crystalbooks đã giải đáp phần nào các thắc mắc của bạn về loại thuế này cũng như cách hạch toán các loại thuế khác như: hạch toán thuế nhà thầu mới nhấtHạch toán thuế GTGT không được khấu trừ, ....

Khám phá thêm các bài viết liên quan:

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75