Hướng dẫn hạch toán nộp thuế GTGT chi tiết
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT là một trong những loại thuế quan trọng và phức tạp nhất của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, phần mềm CrystalBooks sẽ tổng hợp một số trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT và cách hạch toán nộp thuế GTGT trong từng trường hợp.
Phát sinh nộp thuế GTGT vào cuối tháng, cuối quý
- Tùy theo doanh nghiệp đang áp dụng kê khai thuế theo tháng hay theo quý, kế toán sẽ kết chuyển đầu ra - đầu vào theo tháng hoặc theo quý. Cuối mỗi kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra theo nguyên tắc lấy số nhỏ hơn giữa 2 tài khoản 3331 và 133 trong kỳ và hạch toán:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào:
- Số dư nợ TK 133 nếu trường hợp kỳ trước còn số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (TK 133 dư nợ kỳ trước đầu vào > đầu ra).
- Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh tăng (bên Nợ của TK 133): Có được khi mua hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm (bên Có của TK 133): Do phát sinh các khoản thuế GTGT không được khấu trừ hoặc phát sinh các khoản điều chỉnh như giảm giá hàng bán, khuyến mại,...
Như vậy: Tổng 133 = 133 dư nợ (Nếu có) + 133 phát sinh tăng trong kỳ - 133 phát sinh giảm trong kỳ (Nếu có).
Bước 2: Tập hợp tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ:
- Phát sinh tăng bên có TK 3331.
- Phát sinh giảm ghi bên nợ TK 3331: Do phát sinh các khoản như chương trình khuyến mại, giảm giá hàng bán,...
Như vậy: Tổng 3331 = 3331 phát sinh tăng - 3331 phát sinh giảm (nếu có).
Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331
Sau khi so sánh, giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì kế toán đưa giá trị đó vào bút toán:
- Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Bước 4: Kế toán cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT:
- Nếu TK 133 còn số dư bên Nợ (Nghĩa là Tổng 133> Tổng 3331): Kế toán so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT. Trường hợp này là doanh nghiệp còn số thuế được khấu trừ chuyển sang kỳ sau.
- Nếu TK 3331 còn số dư bên Có (Nghĩa là Tổng 133 < Tổng 3331): Kế toán so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT. Trường hợp này là doanh nghiệp phải nộp thuế.
- Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, hạch toán:
Nợ TK 33311 - Số thuế GTGT bị truy thu
Có TK 1111/112 - Số tiền nộp thuế GTGT
Phát sinh nộp thuế GTGT vào cuối tháng, cuối quý
Phát sinh nộp thuế GTGT sau thanh tra, quyết toán thuế
Sau quyết toán, nếu doanh nghiệp sai sót làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì:
- Khi nhận văn bản kết quả quyết toán, doanh nghiệp hạch toán:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp
- Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, hạch toán:
Nợ TK 33311 - Số thuế GTGT bị truy thu
Có TK 1111/112 - Số tiền nộp thuế GTGT
Phát sinh nộp thuế GTGT sau thanh tra, quyết toán thuế
>>>Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu
Phát sinh nộp thuế GTGT sau khi lập tờ khai thuế GTGT bổ sung
- Sau khi người dùng lập Tờ khai bổ sung thuế GTGT và thực hiện Tổng hợp KHBS, kế toán căn cứ số liệu trên Bản giải trình bổ sung (01-1/KHBS) tại chỉ tiêu Tổng cộng (tăng +, giảm -) phải nộp [07] và [08] để:
- Xác định số ngày nộp chậm và số tiền thuế chậm nộp.
- Giúp người dùng xác định phương án giải trình và xử lý dữ liệu với Cơ quan thuế.
- Trường hợp tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ khai bổ sung (tăng chỉ tiêu 07) do kê khai thiếu hóa đơn đầu ra:
- Hạch toán hóa đơn tại kỳ kê khai thiếu:
Nợ TK 1111, 1121, 3311 – Số tiền tổng của hóa đơn
Có TK 511 – Doanh thu (số tiền chưa thuế)
Có TK 33311 – Tiền thuế GTGT
- Hạch toán tiền phạt chậm nộp:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
- Khi nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp
Nợ TK 33311 – Số tiền thuế nộp thiếu
Nợ TK 3339 – Số tiền phạt chậm nộp
Có TK 1111, 1121 – Số tiền thuế nộp thiếu + phạt chậm nộp
- Trường hợp tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ khai bổ sung do xuất hóa đơn đầu ra điều chỉnh tăng:
- Hạch toán hóa đơn điều chỉnh tại kỳ phát hiện sai sót:
Nợ TK 1111, 1121, 3311 – Số tiền tổng của hóa đơn
Có TK 511 – Doanh thu (số tiền chưa thuế)
Có TK 33311 – Tiền thuế GTGT
- Hạch toán tiền phạt chậm nộp:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
- Khi nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp
Nợ TK 33311 – Số tiền thuế nộp thiếu
Nợ TK 3339 – Số tiền phạt chậm nộp
Có TK 1111, 1121 – Số tiền thuế nộp thiếu + phạt chậm nộp
- Trường hợp tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ khai bổ sung do giảm số thuế đầu vào được khấu trừ:
- Bút toán khấu trừ tại kỳ kê khai lần đầu vẫn giữ nguyên số tiền thuế đầu vào trên tờ khai. Vì vậy, tình huống này tại thời điểm tờ khai lần đầu sẽ có số dư Có trên TK 133.
- Trường hợp 1: Nếu bạn chấp nhận số dư TK 133 để giải trình sau này thì bạn không cần hạch toán thêm tại thời điểm khai lần đầu. Tại thời điểm lập tờ khai bổ sung bạn hạch toán Nợ 133/Có 3331: số tiền thuế phải nộp thêm tại thời điểm lập tờ khai bổ sung.
- Trường hợp 2: Để TK 133 không số dư bị âm cuối tháng/quý, bạn định khoản giảm bút toán khấu trừ dư (do kê khai dư thuế đầu vào) Nợ 133/Có 1388 tại thời điểm tờ khai lần đầu. Tại thời điểm lập tờ khai bổ sung, bạn hạch toán Nợ 1388/Có 33311: Số thuế phải nộp thêm bổ sung (số thuế VAT đầu vào kê dư).
- Hạch toán tiền phạt chậm nộp:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
- Khi nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp
Nợ TK 33311 – Số tiền thuế nộp thiếu
Nợ TK 3339 – Số tiền phạt chậm nộp
Có TK 1111, 1121 – Số tiền thuế nộp thiếu + phạt chậm nộp
- Trường hợp tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ khai bổ sung do bị loại hóa đơn đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ:
- Hạch toán tiền thuế cần phải nộp thêm:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 33311 – Tiền thuế GTGT
- Hạch toán tiền phạt chậm nộp:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
- Khi nộp tiền thuế và tiền phạt chậm nộp
Nợ TK 33311 – Số tiền thuế nộp thiếu
Nợ TK 3339 – Số tiền phạt chậm nộp
Có TK 1111, 1121 – Số tiền thuế nộp thiếu + phạt chậm nộp
Phát sinh nộp thuế giá trị gia tăng sau khi lập tờ khai thuế GTGT bổ sung
Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks có rất nhiều tính năng hỗ trợ doanh nghiệp hạch toán nộp thuế GTGT, hạch toán thuế nhà thầu mới nhất, hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ, hạch toán thuế xuất khẩu mới nhất,... một cách nhanh chóng và chính xác như: tự động định khoản bút toán phát sinh thuế đầu vào/ đầu ra, tự động lập tờ khai thuế GTGT theo tháng hoặc quý, tự động định khoản bút toán khấu trừ thuế sau khi ghi sổ tờ khai, có thể kết xuất tờ khai thuế sang HTKK, có lịch nộp tờ khai để kế toán chủ động nộp tờ khai đúng hạn,… Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 028 3848 9975 để được tư vấn và hỗ trợ cài đặt dùng thử phần mềm ngay nhé!
>>>Khám phá thêm các bài viết liên quan: