Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Khám phá chi tiết
Kiểm toán báo cáo tài chính là một quy trình quan trọng nhằm xác minh tính minh bạch và chính xác của thông tin tài chính trong doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm việc kiểm tra, phân tích và đánh giá các quy trình tài chính để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Trước khi tìm hiểu kiểm toán báo cáo tài chính là gì, hãy cùng tìm hiểu về Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Báo cáo tài chính đưa ra các thông tin về về tình hình tài chính, kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp, hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định kinh tế. Các thông tin có trong báo cáo tài chính bao gồm: Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn, Doanh thu, Chi phí, Lãi lỗ, Luồn tiền của doanh nghiệp và giải trình thêm một số thông tin khác.
Kiểm toán báo cáo tài chính là quá trình kiểm tra và đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính doanh nghiệp so với các chuẩn mực áp dụng. Kiểm toán viên thu thập thông tin, bằng chứng để đưa ra các đánh giá độc lập đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh đúng và đầy đủ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh.
Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi một công ty kiểm toán độc lập không có quan hệ trực tiếp với tổ chức được kiểm toán. Mục đích để tăng độ tin cậy, tính minh bạch và trung thực trong thông báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp với các bên liên quan như cổ đông, nhà đầu tư, người quản lý,…
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Những lưu ý khi làm báo cáo tài chính
Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính
Đối tượng của kiểm toán tài chính là các báo cáo trong bộ báo cáo tài chính, cụ thể bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Đối tượng kiểm toán tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán và các báo cáo liên quan
Các công ty nào phải kiểm toán báo cáo tài chính?
Theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm Toán Độc và Thông tư 40/2020/TT-BTC về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập thì các đối tượng sau đây bắt buộc phải kiểm toán tài chính hàng năm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
- Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
Các công ty nào phải kiểm toán báo cáo tài chính?
>>>Khám phá ngay:
- Kiểm toán tuân thủ là gì? Tất tần tật về kiểm toán tuân thủ
- Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ mới nhất
Trình tự kiểm toán báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cơ bản bao gồm 3 bước là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và tổng hợp, hình thành ý kiến kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý, mô tả phạm vi và cách thức thực hiện. Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên tìm hiểu khách hàng, thu thập thông tin và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty kiểm toán chuẩn bị phương tiện và nhân viên để triển khai theo kế hoạch đã lập. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần xác định, đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu để thiết kế biện pháp xử lý phù hợp.
Các chuẩn mực kiểm toán liên quan bao gồm:
- Hợp đồng kiểm toán (CM 210, Đ 42-LKTĐL);
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị (CM 315);
- Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (CM 320);
- Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đánh giá (CM 330);
- Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300);
- Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài (CM 402).
Lập kế hoạch kiểm toán
>>>Xem thêm: Kiểm toán nội bộ là gì? Giải đáp thắc mắc về quy trình, thủ tục
Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên sử dụng các phương pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán, triển khai kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm xác thực tính trung thực của báo cáo tài chính. Dựa trên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên quyết định thủ tục kiểm toán cần sử dụng như trắc nghiệm, kiểm soát, phân tích và kiểm tra chi tiết để thực hiện kiểm toán.
Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:
- Thực hiện kiểm toán các khoản mục chủ yếu của BCTC;
- Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán (CM 450).
Tổng hợp, hình thành ý kiến kiểm toán
Các ý kiến kiểm toán được đưa ra sau khi xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, sự kiện sau niên độ, tính liên tục hoạt động, và thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc. Cuối cùng, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập Báo cáo hoặc biên bản kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau Báo cáo kiểm toán, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc không chấp nhận toàn phần.
Các chuẩn mực kiểm toán liên quan:
- Báo cáo kiểm toán về BCTC (CM 700, 705, 706);
- Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (CM 710);
- Các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán (CM 720)
Kiểm toán báo cáo tài chính không chỉ là một thủ tục bắt buộc mà còn là yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thu hút nhà đầu tư và đảm bảo sự phát triển bền vững. Hãy lựa chọn Crystalbooks ngay để nhận được dịch vụ chất lượng cao và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
>>>Khám phá ngay các bài viết liên quan:
- Hướng dẫn lập báo cáo tài chính mới nhất 2024
- Hướng dẫn chi tiết cách lập báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133
- Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Những điều cần lưu ý
- Kiểm toán hoạt động là gì? Khám phá thông tin về kiểm toán hoạt động