Kiểm toán tuân thủ là gì? Tất tần tật về kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật, các quy tắc và quy định, tiêu chuẩn mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Vậy cụ thể kiểm toán tuân thủ có mục tiêu và nguyên tắc nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay bài viết bên dưới nhé!
Kiểm toán tuân thủ là gì?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có giải thích kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán đánh giá và xác nhận xem đơn vị được kiểm tra có thực sự tuân thủ pháp luật, quy chế hay không. Việc kiểm toán tuân thủ sẽ được thực hiện bằng việc đánh giá toàn bộ hoạt động, thông tin, giao dịch dựa trên các khía cạnh trọng yếu áp dụng đối với các đơn vị được kiểm toán.
Tiêu chí kiểm toán gồm: các luật, các văn bản hướng dẫn luật, quy định, quy chế, chế độ, chính sách mà đơn vị được kiểm toán cần phải thực hiện. Ngoài ra, nếu các luật và quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ cần kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của các công chức, viên chức.
Kiểm toán tuân thủ là như thế nào?
Đối tượng của kiểm toán tuân thủ
Đối tượng của kiểm toán tuân thủ sẽ bao gồm 2 nhóm chủ thể sau đây:
- Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán nhà nước với đối tượng là các cơ quan nhà nước, các cơ quan tổ chức quản lý, tài sản công.
- Kiểm toán độc lập: Kiểm toán độc lập với đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức còn lại, không liên quan đến tài sản công và tài chính công.
Đối tượng của kiểm toán tuân thủ là ai?
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ
Như thông tin đề cập trên, kiểm toán tuân thủ sẽ hoạt động với mục tiêu đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng pháp luật, văn bản, quy chế, quy định, chế độ, chính sách,... của các hoạt động, thông tin của doanh nghiệp.
Do đó, việc tuân thủ trong kiểm toán lĩnh vực được coi là trọng tâm của kiểm toán tuân thủ khi mục tiêu của cuộc kiểm toán liên quan đến vấn đề quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử viên chức, công chức.
Hơn nữa, khi tiến hành kiểm toán tuân thủ, các kiểm toán viên sẽ thu thập toàn bộ tài liệu liên quan để có thể kiểm tra về việc tuân thủ các điều khoản và quy định với mục đích là:
- Xác định các quy định có thể gây sai sót trong quá trình báo cáo của đơn vị.
- Kiến nghị các vấn đề không tuân thủ quy định và vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm toán.
- Đánh giá và kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật, quy định giao dịch tài chính hoặc thông tin tài chính trong báo cáo tài chính.
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là kết hợp với kiểm toán hoạt động để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật theo các quy định, nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh, thông qua đó có thể đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động, giao dịch trong việc thực hiện các dự án của đơn vị được kiểm toán.
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là gì?
>>>Xem ngay: Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Khám phá chi tiết
Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ cũng như các hoạt động kiểm toán khác sẽ có nguyên tắc chung sau đây:
- Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập trong công việc gồm: Kiểm toán viên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp gồm cả tính độc lập trong công việc.
- Kiểm soát chất lượng kiểm toán: Cần thực hiện các cuộc kiểm soát chất lượng để đảm bảo các cuộc kiểm toán đều phải tuân thủ đúng luật pháp và chuẩn mực kế toán liên quan.
- Chuyên môn cao và luôn có thái độ hoài nghi khi làm việc: Chẳng hạn khi thực hiện các hoạt động kiểm toán, kiểm toán viên cần phải giữ được thái độ hoài nghi nghề nghiệp để đảm bảo chất lượng công việc.
Kiểm toán tuân thủ hoạt động dựa vài nguyên tắc nào?
Để có hệ thống quản trị tài chính kế toán minh bạch và rõ ràng ngay từ đầu, các doanh nghiệp nên đầu tư các phần mềm chuyên nghiệp và tin cậy cũng như luôn giữ nguyên tắc minh bạch trong hoạt động kế toán. Hiện nay Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks hỗ trợ nhiều cho kế toán doanh nghiệp nói riêng và chủ doanh nghiệp nói chung trong việc lập báo cáo:
- Tự động cảnh báo khi phát hiện những sai sót.
- Tùy chỉnh và xuất báo cáo kết quả kinh doanh rõ ràng.
- Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo một cách nhanh chóng và chính xác.
- Đầy đủ báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ở tất cả mọi ngành nghề.
- Nhà quản lý có thể dễ dàng xem báo cáo trên mọi thiết bị như điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
- Thiết lập hệ thống nhắc nhở thanh toán tự động.
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.
Trên đây là những thông tin cung cấp về các đối tượng và nguyên tắc kiểm toán tuân thủ mà bạn có thể tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin trên hoặc cần sự tư vấn lập báo cáo tài chính, tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, quản lý báo cáo thì hãy liên hệ Phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks để được hỗ trợ nhé!
>>>Khám phá ngay các bài viết liên quan:
- Kiểm toán hoạt động là gì? Khám phá thông tin về kiểm toán hoạt động
- Phân loại các loại rủi ro kiếm toán mới nhất 2024
- Kiểm toán nội bộ là gì? Giải đáp thắc mắc về quy trình, thủ tục