Phần mềm Kế toán & Quản lý kinh doanhTin tứcTin tức Kinh doanh

Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài mới nhất 2024

Thuế môn bài là gì? Hạch toán thuế môn bài sẽ dùng tài khoản nào? Đó là các câu hỏi thường gặp về thuế môn bài. Bởi nộp thuế môn bài là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp cũng như tổ chức kinh doanh, hộ kinh doanh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và thực hiện quy trình hạch toán thuế đầy đủ để tuân thủ đúng quy định về thuế của nhà nước. Bài viết này sẽ giúp bạn có ngay câu trả lời các vấn đề trên. Bạn cùng theo dõi bài viết sau.

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là mức thuế doanh nghiệp hay hộ cá nhân kinh doanh phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi tên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Đây là mức thuế doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp. Trừ một số trường hợp được miễn thuế môn bài thì tất cả hộ kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp đều phải nộp thuế môn bài như một loại lệ phí để được tiếp tục kinh doanh và sản xuất.

Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài là gì?

Mức nộp lệ phí môn bài năm 2024

Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ- CP ngày 4/10/-216 và Nghị định 22/2020-/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài, đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/ năm.
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/ năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/ năm

Đối với cá nhân, hộ kinh doanh gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ như sau:

  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu hơn 500 triệu đồng/ năm: 1 triệu đồng/ năm
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu hơn 300 đến 500 triệu đồng/ năm: 500 nghìn đồng/ năm
  • Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu hơn 100 đến 300 triệu đồng/ năm: 300 nghìn đồng/ năm

Thời hạn nộp lệ phí môn bài năm 2024 chậm nhất là 30/01/2024.

Mức nộp thuế môn bài hạch toán

Mức nộp thuế môn bài hạch toán

Hướng dẫn cách hạch toán thuế môn bài theo quy định

Hạch toán thuế môn bài sẽ được kế toán ghi nhận bằng hạch toán (định khoản nợ/có) vào sổ sách. Đây được xem là nghiệp vụ kế toán quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp.

Trước hết để thực hiện hạch toán nộp thuế môn bài đối với doanh nghiệp, kế toán cần phải xác định doanh nghiệp mình đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hay Thông tư 200/2014/TT- BTC. Trong đó, chế độ kế toán Thông tư 133 được áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chế độ kế toán Thông tư 200 có thể được áp dụng cho cả doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp nhỏ.

Cụ thể, cách hạch toán thuế môn bài đối với doanh nghiệp dùng Thông tư 133Thông tư 200 được thực hiện như sau:

Hạch toán thuế phí môn bài

  • Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200:
    • Nợ 6425: Thuế, phí và lệ phí
    • Có TK 3338: Các loại thuế khác (Chi tiết TK 33382)
  • Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133:
    • Nợ 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
    • Có TK 3338: Các loại thuế khác (Chi tiết TK 33382)

>>>Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách

Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 đều thực hiện hạch toán thuế môn bài dựa theo số tiền đã nộp vào ngân sách như sau:

  • Nợ TK 3338: Các loại thuế khác (chi tiết TK 33382)
  • Có TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách

Hạch toán khi nộp tiền vào ngân sách

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài (nếu có)

Khi hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế môn bài, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133 đều thực hiện hạch toán như sau:

  • Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt do chậm nộp thuế môn bài, cần hạch toán như sau:
    • Nợ TK 811: Chi phí khác
    • Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước)
  • Khi nộp tiền phạt, cần hạch toán như sau:
    • Nợ TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước)
    • Có TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
  • Cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển, cần hạch toán như sau:
    • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
    • Có TK 811: Chi phí khác

Bài viết trên đây đã giúp các bạn kế toán hiểu rõ khái niệm thuế môn bài cũng như cách hạch toán thuế môn bài và tham khảo các hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu, hạch toán thuế GTGT không được khấu trừHạch toán thuế xuất khẩu mới nhất,... Là một trong những thương hiệu phần mềm kế toán uy tín nhất hiện nay, CrystalBooks tự hào là người bạn đồng hành đáng tin cậy với doanh nghiệp trên con đường phát triển và thành công. Để được tư vấn, sử dụng thử phần mềm kế toán, bạn vui lòng liên hệ tại đây.

>>>Khám phá bài viết liên quan:

Nổi bật

Xem thêm

Tawk.to Widget
(+84.28) 3848-99-75