Hạch toán tiền chậm nộp thuế theo quy định mới nhất 2024
Sau khi quyết toán thuế, rất nhiều kế toán lúng túng trong việc hạch toán tiền chậm nộp thuế, cách xử lý khi bị truy thu thuế, các khoản nộp phạt hành chính cũng như nộp phạt chậm nộp thuế. Bài viết dưới đây của phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks sẽ giúp bạn phân biệt giữa truy thu thuế và các khoản nộp phạt tiền thuế cũng như cách hạch toán tương ứng.
Phân biệt giữa truy thu thuế, phạt hành chính về thuế và tiền phạt chậm nộp thuế
- Truy thu thuế là quá trình kiểm tra và thu hồi số tiền thuế chưa nộp hoặc đã nộp nhưng vẫn còn thiếu theo quy định của pháp luật. Việc chậm nộp thuế có thể do những nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng bị truy thu thuế đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Nhìn chung, đây là một biện pháp quản lý thuế của Nhà nước nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như đảm bảo tính công bằng trong việc đóng góp thuế của các cá nhân và doanh nghiệp. Về bản chất thì truy thu thuế là quyết định hành chính, không phải xử phạt vi phạm. Nhưng trong trường hợp phát hiện cá nhân, doanh nghiệp cố ý vi phạm quy định về nộp thuế thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là các khoản phạt liên quan đến việc vi phạm thời hạn nộp các hồ sơ khai thuế như phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT, phạt chậm nộp tờ khai thuế TNCN, … Hoặc hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế, thời hạn thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế, …
- Tiền chậm nộp thuế là khoản phạt được tính dựa trên số tiền thuế chưa nộp hoặc nộp thiếu. Khoản này phát sinh khi doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, hoặc với thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm.
Phân biệt truy thu thuế, phạt hành chính về thuế và tiền phạt chậm nộp thuế để hạch toán tiền chậm nộp thuế chính xác
Mức tính tiền chậm nộp và cách tính
Theo Khoản 2 Điều 59 của Luật quản lý Thuế 2019 quy định về mức tính tiền chậm nộp và thời gian hạch toán tiền chậm nộp thuế như sau:
- Mức tính tiền chậm nộp sẽ bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy:
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế nộp chậm x 0,03 % x Số ngày chậm nộp thuế
>>>Khám phá ngay: Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu
Cách hạch toán bút toán truy thu thuế và tiền chậm nộp thuế
a) Hạch toán tiền thuế truy thu:
- Tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, kế toán hạch toán:
- Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp
- Thuế TNDN truy thu thêm:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp
- Thuế TNCN truy thu thêm:
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
+ Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
- Khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước, hạch toán:
Nợ TK 33311 - Số thuế GTGT bị truy thu
Nợ TK 3334 - Số thuế TNDN phải nộp thêm
Nợ TK 3335 - Số thuế TNCN bị truy thu
Có TK 1111/112 - Số tiền nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.
b) Hạch toán tiền phạt hành chính:
- Khi nhận được biên bản, quyết định xử phạt, kế toán căn cứ vào đó để hạch toán:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Khi nộp các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước, hạch toán:
Nợ TK 3339 - Tiền phạt vi phạm hành chính
Có TK 1111/1121 - Số tiền phí phải nộp nhà nước.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả KD
Có TK 811 – Chi phí khác
c) Hạch toán tiền chậm nộp:
- Sau khi nhận được thông báo về việc xử phạt:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
- Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339 – Số tiền phạt chậm nộp
Có TK 1111, 1121 – Số tiền phạt chậm nộp
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả KD
Có TK 811 – Chi phí khác
Cuối năm tài chính khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp tự loại trừ các chi phí phạt và tiền chậm nộp kể trên khi tính thuế TNDN trên tờ khai quyết toán theo quy định của luật thuế TNDN (nhập vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai).
Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế
Để có thể hạn chế tối đa các khoản phạt nộp chậm tiền thuế, phạt hành chính chậm nộp tờ khai hoặc tiền truy thu thuế, phần mềm kế toán và quản lý kinh doanh CrystalBooks có tính năng lịch thuế tự động nhắc cho bạn những tờ khai nào cần làm trong tháng hoặc quý. Từ đó sẽ giúp bạn theo dõi chính xác hạn nộp và tình trạng của từng tờ khai. Chỉ cần đăng ký các tờ khai phải nộp trên phần mềm, kể từ đó bạn sẽ không còn trường hợp nộp chậm, nộp nhầm. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan hỗ trợ hạch toán thuế như: Hướng dẫn hạch toán thuế nhà thầu mới nhất, Hạch toán thuế GTGT không được khấu trừ, Hạch toán thuế xuất khẩu mới nhất,...
Hơn nữa, nếu bạn làm kế toán thuế cho nhiều công ty khác nhau thì lịch nộp của mỗi công ty là riêng biệt, bạn không cần phải nhớ từng công ty kê khai thuế như thế nào nữa. Ngoài ra, phần mềm còn tự động tạo các tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN hằng tháng hoặc hàng quý, cũng như hỗ trợ tối đa trong việc tạo tờ khai quyết toán thuế TNDN và quyết toán thuế TNCN vào cuối năm. Khi Ghi sổ các tờ khai này, các bút toán khấu trừ thuế cũng sẽ tự động phát sinh.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 028 3848 9975 để được tư vấn và hỗ trợ cài đặt dùng thử phần mềm ngay nhé!
>>>Khám phá các bài viết liên quan: